Bộ Y tế đề xuất Bộ Tài chính quản lý giá thuốc

Discussion in 'Sống khỏe' started by bboy_nonoyes, Jun 16, 2013.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 366)

    Theo dự thảo luật Dược sửa đổi, hai phương án được đưa ra Bộ Y tế hoặc Bộ Tài chình sẽ là chủ tịch hội đồng liên ngành về giá thuốc.


    Thông tin được đưa ra ở hội thảo góp ý sửa đổi luật Dược diễn ra tại Hà Nội ngày 15/6.

    Theo tiến sĩ Trương Quốc Cường, Cục trưởng Cục Quản lý Cục dược (Bộ Y tế) thì luật hiện chỉ giao Bộ Y tế làm đầu mối mà không phân công nhiệm vụ cụ thể giữa các bộ, ngành làm cho quá trình thực hiện gặp nhiều khó khăn. Kinh nghiệm từ nhiều nước cho thấy, quản lý điều hành giá thuốc thường không giao toàn bộ cho Bộ Y tế.

    Ở Thái Lan, cơ quan y tế chỉ quy định cụ thể giá một số loại thuốc, văcxin chống dịch, còn Bộ Thương mại giám sát giá thuốc chữa bệnh lưu hành trên thị trường. Một số nước phát triển như Pháp, Ba Lan chỉ quản lý giá thuốc trong danh mục bảo hiểm, bồi hoàn chi trả. Các thuốc ngoài danh mục này không quản lý giá.

    [​IMG]
    Giảm giá thuốc góp phần giảm đáng kể chi phí điều trị. Ảnh: Thiên Chương.

    Vì thế, trong dự thảo luật Dược sửa đổi, Bộ Y tế đề xuất Chính phủ thành lập Hội đồng liên ngành về giá thuốc gồm các bộ Tài Chính, Y tế, Công thương, Kế hoạch và Đầu tư; Bảo hiểm xã hội Việt Nam… Phương án 1 là lãnh đạo Bộ Tài chính làm chủ tịch hội đồng này, trong phương án 2 thì trách nhiệm này thuộc về Bộ Y tế.

    Ngoài ra, dự thảo cũng phân công rõ trách nhiệm của từng bộ ngành liên quan. Chẳng hạn, trách nhiệm của Bộ Y tế là xem xét giá thuốc kê khai, quy định danh mục thuốc hiếm, trong đó Bộ Tài chính xây dựng các chính sách liên quan đến quản lý giá thuốc…

    Phó giáo sư Lê Văn Truyền, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế cho rằng, dự thảo lần này quy định rõ ràng, cụ thể hơn về cơ chế, cơ quan chịu trách nhiệm về vấn đề quản lý giá thuốc. Điều này là cực kỳ quan trọng, khắc phục tình trạng thiếu cơ chế, cũng như thiếu cơ quan có đủ thẩm quyền để quản lý giá thuốc tốt hơn.

    Bên cạnh đó, cơ chế đấu thầu thuốc mới tại các bệnh viện giúp cắt giảm chi phí số tiền dành cho mua thuốc một cách đáng kể, có nơi tới 30%. Tuy nhiên, nhiều người đặt câu hỏi vậy giá thuốc rẻ liệu có đảm bảo chất lượng.

    Theo phó giáo sư Truyền, có hai yếu tố giảm chi phí tiền thuốc trong các bệnh viện. Một là cơ sở đã chọn những mặt hàng trong nước có thể sản xuất được giá tốt, có hiệu quả không kém nước ngoài. Hai là có cơ chế đấu thầu để sàng lọc các nhà sản xuất, cũng làm giá thuốc trong bệnh viện giảm.

    “Tất cả những thuốc đạt tiêu chuẩn GMP đều được coi là cùng mức chất lượng. Chúng ta không thể bảo nhà sản xuất nước ngoài bán giá của Việt Nam dù chất lượng tương đương. Nói chung không thể tuyệt đối hóa được, nhưng không phải cứ thuốc rẻ là không tốt”, giáo sư Truyền nói.

    Ông Nguyễn Minh Thảo, Phó tổng giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cũng cho biết, thông tư mới về đầu thuốc buớc đầu làm đã có một số kết quả, nếu làm tốt có thể giảm chi phí thuốc trong bệnh viện 15-20%. Cần nghiên cứu sâu hơn nữa để đảm bảo giá tốt nhưng thuốc phải tốt.

    “Còn vấn đề lo ngại thuốc rẻ, chất lượng kém thì phải kiểm soát. Chúng tôi cũng nghe ngóng từ phía các bác sĩ điều trị. Đúng là có một thực tế là giá mà quá rẻ sẽ lẫn chất lượng không đảm bảo, nhưng cái đấy chúng ta có thể kiểm soát được-kiểm soát nguyên liệu sản xuất thuốc”, ông Thảo nói.

    “Có bệnh nhân nặng bắt buộc dùng biệt dược, thuốc mạnh, thuốc tốt mới điều trị được nhưng 70% bệnh ở mức độ bình thường. Tại sao thuốc của mình đạt tiêu chuẩn GMP rồi mà lại không dùng”, ông Thảo cho biết thêm.

    Trong cơ cấu chi phí dành cho khám chữa bệnh, tiền thuốc luôn chiếm tỷ lệ lớn (khoảng 60%) tổng chi phí viện phí và là gánh nặng của nhiều người bệnh. Trong đó ước tính, giá thuốc Bảo hiểm Y tế chi trả một năm khoảng 30.000 tỷ.

    Nam Phương

    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Bộ Y tế đề xuất Bộ Tài chính quản lý giá thuốc

Share This Page