Đau đầu kinh niên là sao?

Discussion in 'Sống khỏe' started by bboy_nonoyes, Jan 24, 2013.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 447)

    Tôi năm nay 21 tuổi, là sinh viên đại học. Tôi bị đau đầu kinh niên từ mấy năm nay. Trạng thái trong người lúc nào cũng mệt mỏi, chóng mặt và muốn ngủ nhưng rất khó ngủ và giấc ngủ không sâu.
    Đi khám thì bác sĩ kết luận là suy nhược thần kinh và kê thuốc bao gồm Arcalion 200, MgB6, paracodin và sulpiride 50mg. Tôi đã uống thuốc điều trị 1 năm nay, bây giờ thì có phần dễ ngủ hơn. Đầu thì lúc nào cũng đau, mệt mỏi và khó chịu. Lúc nào cũng có cảm giác bứt rứt và có suy nghĩ tiêu cực. Xin hỏi tôi có nên tiếp tục dùng theo toa thuốc trên hay không? Có cần trị liệu tâm lý không?
    (Thanh Nhàn)
    Trả lời:
    Chào bạn,
    Bạn đang là sinh viên, còn rất trẻ và mô tả “bệnh đau đầu kinh niên” kèm nhiều triệu chứng khác khá rõ ràng. Tuy nhiên, tôi liệt kê sơ sơ các loại đau đầu thường gặp để bạn tìm hiểu rõ thêm cũng giúp bạn bớt đau đầu. Đó là:
    1. Cơn đau đầu Migraine (vị trí đau vùng trán thái dương hoặc nửa đầu, hoặc cả đầu), có biểu hiện báo trước thoáng qua hoặc không. Hay gặp ở thanh thiếu niên, trung niên, nhiều hơn ở nữ.
    2. Cơn đau đầu Cluster ( vị trí vòng cung thái dương, một bên đầu), còn gọi là đau đầu “từng chặp”, hay gặp ở thanh thiếu niên, người lớn, và nam giới.
    3. Đau đầu do căng thẳng, phổ biến nhất ở cả nam nữ, nữ nhiều hơn, xảy ra nhiều đợt.
    4. Cơn đau đầu do màng não bị kích thích xảy ra trong bệnh viêm màng não, xuất huyết dưới màng nhện.
    5. Đau đầu do trong não có khối u gây tăng áp lực trong sọ não.
    6. Đau đầu do động mạch thái dương bị viêm....
    Mỗi loại đau đầu đều kèm theo một số triệu chứng đặc trưng. Bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành thêm các phương pháp chẩn đoán hình ảnh mới để giải thích các triệu chứng đặc trưng đó. Và để “đoán” ra bệnh của bạn, phải loại trừ dần các nguyên nhân gây triệu chứng kèm theo, từ đó mới nên tiếp tục dùng toa thuốc bạn đang uống hay không.
    Như vậy, với biểu hiện mệt mỏi thường xuyên, chóng mặt và muốn ngủ bạn nên gặp bác sĩ chuyên khoa theo đường hướng “đoán” bệnh trên. Mặt khác, bạn đã dùng các thuốc kể trên 1 năm rồi, và bạn không cho biết tên thuốc, nhưng hiệu quả dễ ngủ hơn mà đầu vẫn đau, mệt mỏi khó chịu, bây giờ thêm cảm giác bứt rứt và có suy nghĩ tiêu cực, thì có thể bạn không thấy hết bệnh, bạn lo lắng dài ngày nên có thể dẫn tới tình trạng trầm cảm rồi.
    Tuy nhiên bạn cũng đừng quá lo lắng vì diễn tiến bệnh của bạn là bình thường, bác sĩ chuyên khoa sẽ thăm khám theo đường hướng “đoán” kể trên và tiếp tục “đoán biết”. Vì bệnh kéo dài không hết nên dễ bị lo lắng quá mức và buồn chán, giảm hứng thú, … Với một số thuốc chuyên khoa sẽ giúp bạn bớt bứt rứt, bớt suy nghĩ tiêu cực, trở nên vui vẻ, hăng hái để tiếp thu và xử lý nhiều thông tin hơn, nói cách khác là yên tâm học bài hiệu quả hơn.
    Cũng cần nói thêm, trao đổi về đau đầu là một thách thức lớn với các thầy thuốc, kể cả các bác sĩ chuyên khoa, không thể viết ngắn gọn hơn, viết dài ra thêm vẫn chưa đủ, mong bạn thông cảm.
    Thân chào bạn trẻ.
    BS CKII Phạm Văn Trụ
    Bệnh viện Tâm thần TP HCM
    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Đau đầu kinh niên là sao?

Share This Page