Giải mã 'bông hoa lạ' ở Thái Bình

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, May 17, 2013.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 329)

    Thứ sáu, 17/5/2013, 14:48 GMT+7

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
    Hoa cây nưa chuông. Ảnh: VTCNews.

    Bà Nguyễn Thị Hĩnh, ở xã Bách Thuận, huyện Vũ Thư là người thấy cây hoa hôm 15/5. Cuống hoa mọc lên từ mặt đất, chiều dài bông hoa là 30 cm. Đài hoa hình loa kèn, tán rộng 30 cm. Nhụy hoa dài hơn 20 cm, cuống nhụy rất đẹp, VTCNews đưa tin.

    Trong email gửi VnExpress, tiến sĩ Hoàng Văn Sâm, Giám đốc Trung tâm đa dạng sinh học, trường đại học Lâm nghiệp cho biết, đó là cây nưa chuông, tên khoa học là Amorphophallus paeoniifolius (Dennst.) Nicolson. Chúng thuộc họ ráy (Araceae).

    Nưa chuông thường ra hoa tháng 4-5, ra quả tháng 10- 11. Chúng mọc tự nhiên ở các khu rừng thứ sinh, rừng bị tác động có độ cao dưới 800 m so với mực nước biển.

    Nưa chuông phân bố khá rộng ở các nước Đông Nam Á, Ấn Độ, Trung Quốc và Australia. Tại Việt Nam, chúng sinh sống rải rác trong khu rừng thứ sinh các tỉnh miền bắc.

    "Nưa chuông là loại thức ăn tốt cho người bệnh tiểu đường và bệnh béo phì. Bột củ nưa được một số nơi dùng sản xuất bánh mỳ", tiến sĩ Sâm cho hay.

    Không chỉ làm thức ăn, theo tài liệu nghiên cứu tại Vườn thực vật Hoàng gia Anh (KEW), nưa chuông còn là loài cây thuốc quý có thể chữa các bệnh viêm, ho, đầy hơi, táo bón, thiếu máu, bệnh trĩ, giảm đau và mệt mỏi.

    Tuy nhiên, tiến sĩ Sâm lưu ý, củ loài này có độc nhẹ nên khi ăn cần đun kỹ hoặc ngâm với vôi trước khi đun.

    Tân Trung

    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Giải mã 'bông hoa lạ' ở Thái Bình

Share This Page