Loay hoay chữa táo bón cho con

Discussion in 'Sống khỏe' started by bboy_nonoyes, May 4, 2013.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 367)

    Mỗi lần cho con đi vệ sinh, nhìn con nhăn nhó rồi khóc nấc vì đau khi mót rặn, nhiều cha mẹ lại trực trào nước mắt. Táo bón là một bệnh lý rối loạn tiêu hóa khá phổ biến ở trẻ nhỏ, gây cho các bé giác sợ sệt, đau đớn khi đi cầu.


    Vừa bơm thuốc thụt vào lỗ hậu môn cho con, chị Thu Thủy (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) vừa rơm rớm nước mắt. "Tháng nào cũng một, hai lần bị táo bón, khổ ghê cơ, bụng con bé trương phình lên, luôn có cảm giác muốn đại tiện mà ngồi nhà vệ sinh hàng giờ vẫn không đi được", chị Thủy tâm sự.

    Bé Thùy Linh, con gái chị Thủy 4 tuổi rưỡi, thường xuyên cảm thấy đau đớn, khó khăn khi đi ngoài. Những ngày bị táo bón, con chị thường không muốn ăn gì vì bụng lúc nào cũng no, chạy đi chạy lại nhà vệ sinh đến 3-5 lần mà vẫn không đi ngoài được. Nhìn con nhăn nhó mỗi khi đi ngoài, có lần khóc thét vì đau hậu môn, vợ chồng chị Thủy quặn lòng. Lần chị phải cho con ngâm nước muối nóng, lần phải dùng thuốc thụt, Thùy Linh mới đi ngoài được.

    [​IMG]

    Bổ sung sữa chua chứa men vi sinh sống Probiotics hằng ngày giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho đường ruột.


    Trong khi đó, hệ tiêu hóa của mẹ chồng chị Thủy cũng rất yếu. Ăn thịt cá, đồ nguội hay thậm chí thực phẩm lạ miệng là bà có thể bị tiêu chảy 2-3 ngày liền. Vì vậy, không chỉ cẩn trọng, chị Thủy còn rất dè dặt và khó xử khi nấu nướng cho gia đình. "Không đổi món thì chán, làm cái gì mới mới thì bà ăn vào lại đau bụng, lo nhất là con bé, cứ thế sau này bị trĩ thì khổ lắm", chị sốt ruột nói.

    Không riêng gia đình chị Thu Thủy, các căn bệnh về hệ tiêu hóa khiến nhiều người từ trẻ em đến người lớn vô cùng khổ sở, vừa ảnh hưởng đến sức khỏe vừa gây ra các áp lực tâm lý nặng nề.

    Trao đổi với VnExpress.net, bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hà, chuyên viên tư vấn của một viện dinh dưỡng ở Hà Nội cho biết: có rất nhiều nguyên nhân gây nên các bệnh về hệ tiêu hóa, trong đó phổ biến nhất là qua đường ăn uống. Chế độ dinh dưỡng không đủ chất, kém vệ sinh, thiếu cân bằng (dư đạm thiếu chất xơ, ăn quá nhiều dầu mỡ...) đều có thể gây nên tình trạng chướng bụng, đầy hơi, táo bón, tiêu chảy... Bệnh dễ tái đi tái lại nhiều lần nếu người bệnh ăn uống không giữ gìn, không kiên trì thay đổi thói quen sinh hoạt, ngay cả khi đã dùng thuốc.

    Trong quá trình tư vấn, bác sĩ Hà gặp không ít chị em phàn nàn rằng họ đã chuẩn bị đồ ăn thức uống rất cẩn thận, chọn thực phẩm tươi, ngon theo tỷ lệ chất dinh dưỡng cần đưa vào cơ thể để nấu nướng, vậy mà các thành viên trong gia đình vẫn thường xuyên gặp nhiều vấn đề về tiêu hóa. Theo bà, nguyên nhân chính là do hệ miễn dịch của đường ruột yếu, đặc biệt trở nên "nhạy cảm" khi tiếp xúc với các yếu tố gây bệnh như do môi trường ô nhiễm, vệ sinh ăn uống không sạch sẽ, thói quen ăn uống không đủ chất và không được cân bằng.

    Bác sĩ Hà khuyên, các mẹ không nên để khi có thành viên trong nhà mắc bệnh tiêu hóa mới lo chữa trị mà cần chăm lo sức khỏe đường ruột hằng ngày. Để phòng chống táo bón, tiêu chảy, phân sống… ở trẻ em, hay những căn bệnh viêm loét dạ dày, ăn không tiêu, trướng bụng, đầy hơi, ngộ độc thực phẩm… ở người lớn, chúng ta cần đặc biệt quan tâm cần chú ý tăng cường sức đề kháng cho đường ruột. Một trong những cách ngăn chặn hại khuẩn, tăng số lượng lợi khuẩn trong hệ vi sinh đường ruột, xây dựng hệ thống miễn dịch mạnh và hệ tiêu hóa cân bằng là bổ sung sữa chua trong thực đơn hàng ngày, đặc biệt là loại sữa chua chứa men vi sinh sống Probiotics.

    Xuân Ngọc

    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Loay hoay chữa táo bón cho con

Share This Page