Những người muốn thoát khỏi Google

Discussion in 'Tin tức - Đồ chơi số' started by bboy_nonoyes, Jul 26, 2019.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 58)

    Những người tự nhận mình là "Never-Googlers" đang cố gắng bỏ mọi thứ của Google, để lấy lại quyền kiểm soát dữ liệu trực tuyến của họ.


    Ngũ cốc Muesli Bob's Red là một mặt hàng vô cùng khan hiếm tại thị trấn nhỏ Newberry (Nam Carolina, Mỹ). Để mua được, người dân ở đây có 2 cách: một là lên Google tìm kiếm và đặt hàng tại một trang web thương mại điện tử nào đó, hoặc lái xe hơn 40 dặm (61km) tới Columbia để mua trong các cửa hàng truyền thống. Nghe thì có vẻ ai cũng sẽ lựa chọn cách thứ nhất vì nó thực sự rất tiện lợi. Tuy nhiên, Gregory Kelly, một cư dân của Newberry đã chọn cách thứ hai.

    Không phải Kelly thích thú với việc phải lái xe thường xuyên tới Columbia chỉ để mua các mặt hàng như ngũ cốc Muesli Bob's Red. Đơn giản là ông muốn bảo đảm quyền riêng tư cá nhân của mình và không muốn chia sẻ dữ liệu cho Google hoặc lịch sử mua hàng cho một nhà bán lẻ trực tuyến khác. "Chỉ có Chúa mới biết tại sao Google lại cần biết tôi ăn sáng loại ngũ cốc nào", người đàn ông 51 tuổi này nói.

    [​IMG]

    Các dịch vụ của Google.

    Và Kelly chỉ là một trong số ít người đang thực hiện điều tương tự để giữ cho dữ liệu trực tuyến của họ tránh được các cặp mắt tò mò của Google. Họ được gọi là những "Never-Googlers" (người không bao giờ sử dụng Google) - những người chấp nhận rời xa một số dịch vụ phổ biến nhất hiện nay trên web, bao gồm Gmail, tìm kiếm Google, Google Maps, trình duyệt Chrome, hệ điều hành di động Android và thậm chí cả YouTube.

    Những "Never-Googlers" này đang vận động người thân và bạn bè của họ từ bỏ các dịch vụ tìm kiếm và quảng cáo từ "gã khổng lồ", trong lúc những người dùng khác sử dụng ngày càng nhiều hơn các mạng xã hội. Thậm chí, một vài hướng dẫn trực tuyến đã xuất hiện để giúp người tiêu dùng có thể tách mình ra khỏi Google.

    Nhóm người dùng web này nói rằng họ thà đối phó với những bất tiện hàng ngày hơn là từ bỏ nhiều dữ liệu cá nhân. Điều đó có nghĩa là sẽ không còn Gmail nào được phản hồi và họ cần phải nói với bạn bè là hãy gửi lại các tệp hoặc liên kết video không yêu cầu phần mềm Google. Nhưng trên hết, việc này cần rất nhiều nguyên tắc.

    Những người như Kelly, đang cố gắng xây dựng các rào cản với Google và những gã khổng lồ công nghệ khác, phần lớn là do lo ngại ngày càng gia tăng về việc thu thập dữ liệu khổng lồ. Một loạt vụ scandal về quyền riêng tư đã cho thấy cách các công ty này thu thập và sử dụng dữ liệu người tiêu dùng như thế nào. Đó cũng là hồi chuông cảnh báo cho nhiều người về số tiền họ đã bỏ ra để tùy chỉnh và quảng cáo được nhắm mục tiêu. Tháng trước, một cuộc điều tra của Washington Post đã phát hiện ra rằng có hơn 11.000 yêu cầu theo dõi cookie chỉ trong một tuần sử dụng web trên trình duyệt Chrome của Google.

    Do đó, ngày càng nhiều người đang thực hiện các biện pháp để có được quyền kiểm soát dữ liệu cá nhân nhiều hơn, như xóa Facebook và ứng dụng chia sẻ ảnh Instagram. Theo dữ liệu của Kantar ShopperScape, có khoảng 15% người mua sắm chính của các hộ gia đình Mỹ không bao giờ "đi chợ" trên Amazon. Một số loa thông minh có thể điều khiển bằng giọng nói như Amazon Echo và Google Home đã được tìm thấy trong thùng rác. Và những người dùng khác thì chuyển sang lưu trữ ảnh và tài liệu cá nhân vào ổ cứng ngoài, thay vì trên đám mây của Google hoặc Apple.

    Một số thương hiệu cũng không bỏ lỡ dịp này, để quảng cáo về những gì mà họ cho là kiểm soát quyền riêng tư vượt trội. Tại CES 2019 diễn ra đầu năm nay, Apple đã hứa "những gì xảy ra trên iPhone, vẫn ở lại iPhone", nhưng thực tế vẫn có các ứng dụng lấy dữ liệu từ iPhone và theo dõi người dùng. Và với DuckDuckGo, một công cụ tìm kiếm theo định hướng bảo mật, cho biết, lượt tìm kiếm trung bình hàng ngày đã tăng lên 42,4 triệu, so với 23,5 triệu lượt tìm kiếm trong năm trước đó, nhưng vẫn là rất nhỏ để so sánh với Google.

    Jim Lantz, một quản lý bán hàng ở Spokane (Washington, Mỹ) cho biết đã dần loại bỏ một cách có hệ thống các sản phẩm của Google khỏi cuộc sống trực tuyến của mình trong vài tháng qua, sau khi nghe các báo cáo về cách mà công ty tại Thung lũng Silicon đang thu thập và phân phối dữ liệu của khách hàng. Sau khi nghiên cứu các thỏa thuận bảo mật và tuyên bố pháp lý trên web, Jim cho biết, "để tìm ra được những gì họ sở hữu, thực sự là một thách thức".

    "Tôi không muốn từ bỏ bất cứ thứ gì thuộc về mình cho Google," anh nói, "ít nhất tôi có thể làm khó họ."

    [​IMG]

    DuckDuckGo - một công cụ tìm kiếm theo định hướng bảo mật.

    Vào tháng 5, Google đã tiết lộ các tính năng mới mà công ty cho biết sẽ giúp người dùng bảo vệ nhiều dữ liệu hơn, bao gồm lưu trữ nhiều dữ liệu hơn trên các thiết bị cá nhân, thay vì trong các trung tâm điện toán đám mây và giúp mọi người kiểm soát nhiều hơn về cách thức các phần mềm theo dõi hoặc cookie được triển khai. Và gã khổng lồ tìm kiếm này cũng đang cung cấp các cách để xóa dữ liệu vĩnh viễn, bao gồm cả lịch sử tìm kiếm và vị trí.

    Không có dữ liệu về số lượng người dùng đang "tẩy chay" Google và công ty cũng không cung cấp số liệu về số lượng người đã xóa ứng dụng của mình. Chỉ vào các dịch vụ của Google đang cho phép người dùng tải xuống thông tin được lưu trữ và sử dụng ở nơi khác, người phát ngôn của công ty, Aaron Stein, cho biết, "Chúng tôi muốn giúp mọi người hiểu và kiểm soát dữ liệu của họ, ngay cả khi họ muốn rời khỏi Google".

    Joshua Greenbaum, nhà tư vấn công nghệ ở Berkeley, California, cho biết đã trả khoảng 100 USD mỗi năm để sử dụng phần mềm Microsoft Office 365 mà ông cho là có sự bảo vệ quyền riêng tư tốt hơn so với sản phẩm của Google. "Tôi đang từ bỏ nhiều hơn là nhận về từ Google," người đàn ông 61 tuổi chia sẻ về quá trình thu hẹp việc sử dụng các dịch vụ của gã khổng lồ tìm kiếm. Ông cho biết mình thực hiện điều đó kể từ vài năm trước, khi thấy các quảng cáo bắt đầu xuất hiện trong tài khoản Gmail một cách bất thường.

    "Với Gmail, họ nhận được email của bạn. Với việc sử dụng ứng dụng và vị trí trong thời gian thực của Android, họ biết sở thích của bạn. Với bản đồ, họ có nhiều dữ liệu vị trí hơn. Với Google Wallet, họ có thể xem xét tài chính của bạn. Với Google Docs, họ có lịch sử cá nhân và công việc của bạn. Chrome thì cung cấp lịch sử trực tuyến, vị trí của bạn," Greenbaum nói. "Tôi bắt đầu tự hỏi những dữ liệu nào khác nữa mà họ sẽ còn có thể nhận được".

    Theo Washington Post, tất cả dữ liệu khách hàng đó là lý do khiến Google đang nằm trong "tầm ngắm" của Ủy ban Tư pháp về điều tra chống độc quyền, được thực hiện từ đầu năm nay. Cơ quan hành pháp của Mỹ cũng cho biết đang mở rộng phạm vi điều tra chống độc quyền tới "các nền tảng trực tuyến hàng đầu", có lẽ là Google, Amazon và Facebook. Ngoài ra, Hạ viện đang chuẩn bị một cuộc điều tra riêng về Google và Facebook trong bối cảnh Tổng thống Trump cho rằng chính phủ nên khởi kiện những công ty này.

    Về phía người dùng, họ nói rằng thật khó để loại bỏ hoàn toàn việc sử dụng Google. Greenbaum vẫn duy trì tài khoản Gmail để "spam" và thấy rằng YouTube là dịch vụ anh tìm đến khi muốn xem video trực tuyến. Đối với anh, "sử dụng phần nào đó cũng được coi là chính đáng", Greenbaum nói.

    Janet Vertesi, giáo sư xã hội học của Đại học Princeton lại không nghĩ như vậy. Cô đã lựa chọn cuộc sống riêng tư và tránh xa Google kể từ năm 2012. Cô chia sẻ rằng vấn đề nằm ở chỗ là chúng ta không thể kiểm soát dữ liệu của chính mình, những thứ mà Google tự động chia sẻ trên các dịch vụ của họ. Chẳng hạn, dữ liệu được thu thập trong Gmail được cung cấp cho phần mềm bản đồ, không cần biết là người đó có sử dụng Google Maps hay không.

    "Tôi muốn biết dữ liệu của mình đi về đâu", Vertesi nói. Điều đó đôi khi liên quan đến việc cô yêu cầu mọi người tắt trợ lý giọng nói trong nhà của họ hoặc gửi lại tài liệu ở định dạng khác ngoài Google Docs.

    [​IMG]

    Google biết rất nhiều thứ về bạn, từ vị trí, sở thích tới lịch sử cá nhân và công việc của bạn. Ảnh: Medium.

    Các công ty công nghệ như Google cho biết dữ liệu giúp thúc đẩy nhiều quảng cáo cá nhân hơn, có lợi cho người tiêu dùng và duy trì cho các sản phẩm không được miễn phí, như các chương trình lưu trữ email và ảnh.

    Nhưng có một số bằng chứng cho thấy việc theo dõi chặt chẽ hành vi trực tuyến của mọi người có thể không mang lại ý nghĩa tích cực như điều mà các công ty này nói. Một nghiên cứu gần đây của các học giả đến từ ba trường đại học tại Mỹ đã quan sát hàng triệu giao dịch tại một công ty truyền thông lớn trong suốt một tuần, cho thấy việc nhắm mục tiêu theo hành vi như vậy chỉ mang lại doanh thu cao hơn 4% so với khi không bật tính năng theo dõi qua cookie, phần mềm trực tuyến, hay ghi lại hoạt động duyệt web. Điều đó cho thấy rằng doanh thu của các công ty như Google và Facebook có thể không bị ảnh hưởng nhiều, ngay cả khi họ ít "chặt chẽ" hơn trong việc theo dõi người dùng.

    Một số nhà lập pháp và đối thủ cạnh tranh của Google đã bày tỏ lo ngại rằng gã khổng lồ tìm kiếm có thể kiểm soát giá cả quảng cáo và hoạt động trực tuyến khác một cách không công bằng vì thị phần của công ty trong lĩnh vực này là quá lớn. Đầu năm nay, Ủy ban châu Âu đã phạt Google khoảng 1,7 tỷ USD vì những cáo buộc rằng công ty đã có hành vi lạm dụng vị trí để độc quyền để cản trở các đối thủ hoạt động trong lĩnh vực quảng cáo tìm kiếm trực tuyến.

    Peter Rowell, nhà phân tích dữ liệu, cho biết, ông bỏ ra khoảng 8 USD mỗi tháng để sử dụng mạng riêng ảo (VPN), giúp che giấu danh tính trực tuyến của người dùng. Người đàn ông 64 tuổi này còn cho biết rằng bản thân lo ngại rằng thông tin cá nhân trực tuyến có thể sẽ lan truyền khắp nơi trên mạng. "Google có đủ thông tin của tôi," một người dân ở Stewartstown cho biết, anh ta đã xóa các ứng dụng của Google trên iPhone và chuyển sang lướt web trên DuckDuckGo và đặt Mozilla trở thành trình duyệt cá nhân.

    Tuy nhiên, một số học giả nói rằng những nỗ lực từ bỏ sử dụng Google, hoặc Amazon và Microsoft là gần như không thể. Các công ty đó đều có các doanh nghiệp dịch vụ đám mây, hoặc về cơ bản là các trung tâm dữ liệu (data center) để các công ty khác có thể thuê và họ cung cấp cơ sở dữ liệu cho hầu hết các trang web, cũng như các dịch vụ tiêu dùng khác. Ví dụ, Amazon đang kinh doanh dịch vụ web trên Netflix, trong khi Google đang quản lý Snapchat và Target.

    Thoát khỏi Google là điều không thể, theo Phó giáo sư về Khoa học máy tính Johnathan Mayer, đại học Princeton, cho biết. "Thực tế, bạn sẽ sử dụng các dịch vụ này cho dù có chủ ý hay không," ông nói. "Càng khó để kiểm soát được các luồng dữ liệu của những công ty này".

    Không phải tất cả mọi người đang tránh dùng Google chỉ để bảo vệ dữ liệu của họ. Amh Manlapas, một giáo viên trung học ở Atlanta (Mỹ), cho rằng việc các công ty gần đây thất bại trong việc lên án mạnh mẽ tính bảo thủ của Youtube vì liên tục chế giễu một phóng viên đồng tính đã khiến cô ngừng sử dụng trang chia sẻ video này. Cô cho biết đang nghiên cứu sử dụng phần mềm lưu trữ tài liệu khác cho các dữ liệu của mình để có thể bỏ Google Docs và lên kế hoạch loại bỏ việc sử dụng Gmail, cùng các dịch vụ khác của Google. "Tôi không muốn dành thời gian và tiền bạc cho một công ty không nhận thức được về sự đa dạng," Amh nói. "Đó là một công việc khó khăn mang tính đạo đức."

    Ngọc Bình (theo Washingtonpost)


    Let's block ads! (Why?)
    Theo Trang Công Nghệ
     
  2. Facebook comment - Những người muốn thoát khỏi Google

Share This Page