Dị ứng - bệnh chớ có coi thường

Discussion in 'Sống khỏe' started by bboy_nonoyes, Apr 7, 2013.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 473)

    Bệnh viện Nhân dân 115 (TPHCM) đang điều trị cho một cô gái bị sốc phản vệ do dị ứng thực phẩm dẫn đến ngừng tim. Cô gái này ăn bún bò, sau đó thấy buồn nôn, khó thở, chóng mặt, ngất xỉu...


    Đây là trường hợp tai biến dị ứng liên quan đến thực phẩm nghiêm trọng nhất được cứu chữa kịp thời, theo các bác sĩ.

    Bác sĩ Lê Đức Thọ cho biết, dị ứng thức ăn là phản ứng miễn dịch bất lợi xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể xác định nhầm một protein là có hại, cho rằng cơ thể đang bị tấn công nên gửi tế bào bạch cầu đến bảo vệ và gây ra phản ứng dị ứng. Những phản ứng này có thể từ nhẹ đến nặng như viêm da dị ứng, rối loạn tiêu hóa, suy hô hấp hay sốc phản vệ đe dọa tính mạng.

    [​IMG]

    Dị ứng thức ăn dễ xuất hiện ở những bệnh nhân có cơ địa dị ứng, thường kết hợp với các bệnh viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng, chàm và hen suyễn. Các triệu chứng ở mỗi cá nhân thường khác nhau. Lượng thực phẩm cần thiết để kích hoạt một phản ứng dị ứng cũng thay đổi tùy cơ địa mỗi người, có thể từ vài giây đến một giờ.

    Triệu chứng dị ứng gồm phát ban; ngứa miệng, môi, lưỡi, cổ họng, mắt, da, hoặc các vị trí khác, sưng môi, lưỡi, mí mắt, hoặc toàn bộ khuôn mặt; khó nuốt; chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi; khàn giọng; khó thở; buồn nôn, ói mửa; đau bụng và/hoặc co thắt dạ dày; sốc phản vệ. Những người có tiền căn hen suyễn hoặc dị ứng với đậu phộng, hải sản rất dễ có nguy cơ bị sốc phản vệ.

    Thường gặp nhất là dị ứng với sữa, trứng, đậu phộng (lạc), hạt trái cây, hải sản, đậu nành và lúa mì. Một người có thể nhạy cảm với một hoặc nhiều loại thức ăn khác nhau. Dị ứng với trứng ảnh hưởng đến khoảng 1/50 trẻ em. Sữa bò, sữa dê hoặc cừu cũng là chất gây dị ứng khá phổ biến. Nhiều người không thể dung nạp các sản phẩm từ sữa như phomát. 10% trẻ em bị dị ứng với sữa cũng phản ứng với thịt bò.

    Mỗi độ tuổi thường bị dị ứng với một loại thức ăn nhất định, có thể kéo dài suốt đời nhưng cũng có thể khỏi ở một độ tuổi nào đó. Dị ứng có thể xảy ra ở trẻ 1-7 tuổi với các loại hạt cứng; 6-36 tháng tuổi với hạt mè; tuổi trưởng thành với hải sản và thường dai dẳng. Trong khi đó, trẻ 6-24 tháng tuổi thường bị dị ứng với lòng trắng trứng gà, sữa bò, lúa mì, đậu nành… và mức độ dị ứng giảm dần theo thời gian.

    Một số trẻ em dị ứng với protein sữa bò cũng có sự nhạy cảm chéo với các sản phẩm đậu nành. Những người dị ứng với latex (nhựa cao su tổng hợp) thường cũng dị ứng với chuối, kiwi, bơ, và một số loại thực phẩm khác.

    Theo một báo cáo của Viện Hàn lâm nhi khoa Mỹ, nuôi con bằng sữa mẹ ít nhất 4 tháng đầu sau sinh, so với công thức nuôi dưỡng trẻ sơ sinh với protein sữa bò, có thể ngăn ngừa hoặc trì hoãn sự xuất hiện của bệnh viêm da thể tạng, tình trạng dị ứng sữa bò và thở khò khè trong thời thơ ấu.

    Rất khó xác định lượng thức ăn tối thiểu đủ gây dị ứng. Do đó, người có tiền sử dị ứng thức ăn cần tuân thủ chế độ ăn uống nghiêm ngặt, nhưng cũng cần lưu ý nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng, phải bổ sung.

    Dị ứng thức ăn hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Nguyên tắc điều trị chính là tránh bất kỳ sự tiếp xúc nào với các chất đã gây dị ứng, bao gồm cả việc đụng chạm trực tiếp, gián tiếp hoặc hít loại thực phẩm đó. Những người lần đầu tiên bị dị ứng thức ăn, tốt nhất nên đến cơ sở y tế để được điều trị và hướng dẫn phòng ngừa thích hợp.

    Theo Sài Gòn tiếp thị


    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Dị ứng - bệnh chớ có coi thường

Share This Page