Bé 7 ngày mới đi ngoài một lần, phải làm sao?

Discussion in 'Sống khỏe' started by bboy_nonoyes, Jan 24, 2013.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 493)

    Con em sinh ra được 3,5 kg. Nay được 4 thán, lúc 2 tháng, lần đầu 5 ngày không đi ngoài nên em cho con đến bác sĩ, được bác sĩ thụt nên con đi luôn tại đó, về nhà 7-9 ngày mới đi một lần.
    Từ đó đến nay con nặng 6kg, dài 64cm. Em cho ăn ngày 200-300ml sữa ngoài, còn lại bú mẹ, em nghĩ con táo bón nên hàng ngày ăn hết những thứ mát để con có thể đi ngoài mà không hiệu quả gì. Xin hỏi bác sĩ con nhà em có bị sao không?
    (Tran Anh Tuyet)
    Trả lời:
    Chào bạn,
    Con bạn có tần suất đi cầu quá ít so với các bé khác, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau và có thể ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng. Bé 4 tháng tuổi trung bình cân nặng 7kg và dài 64 cm.
    Trong chế độ ăn của bé cần có đủ chất xơ, nước để khối phân đủ lớn kích thích phản xạ buồn đi cầu giúp tống xuất phân và phân đủ mềm để bé đi cầu dễ dàng, không đau. Ngoài việc mẹ ăn nhiều chất xơ thì ở tuổi này bé cũng có thể tự nạp thêm chất xơ và chất dinh dưỡng có tác dụng nhuận tràng cho bản thân qua trái cây mềm nạo nhuyễn, nước trái cây có tính nhuận tràng như cam, quít, lê… Có những bé có nhu cầu chất xơ nhiều hơn và ngoài việc bổ sung thức ăn thông thường có thể cần thêm chất xơ thực phẩm.
    [​IMG]
    Bé cần được rèn luyện thói quen đi vệ sinh bằng cách tập phản xạ rặn. Ảnh minh họa: eva
    Nhu động ruột cần được kích thích để tống phân xuống trực tràng và gây cảm giác mắc đi cầu khi đủ phân. Chúng ta massage bụng cho bé để kích thích nhu động ruột. Khi bé đi cầu nên xi thêm, tạo phản xạ có điều kiện để sau này nghe mẹ xi bé có phản xạ tăng co bóp để tống phân ra. Bé vận động nhiều sẽ có nhu động ruột tốt hơn.
    Bé cũng cần được rèn luyện thói quen đi vệ sinh bằng cách tập phản xạ rặn cầu khi mắc đi cầu. Một số bé sau khi bị táo bón vài lần, đi cầu bị đau sẽ sợ và có xu hướng nín đi cầu, không dám rặn làm cho phân ứ lại, phân ứ đọng như vậy sẽ bị hấp thu bớt nước nên cứng và to ra thêm, khi bé quá buồn đi cầu không nín nổi thì đành đi ra một vài cục phân to đùng, gây khó khăn và thậm chí rách niêm mạc, chảy máu làm bé càng sợ. Đây là vòng luẩn quẩn mà chúng ta cần cắt đứt khi điều trị táo bón cho trẻ. Có thể bác sĩ cần cho bé uống thuốc làm mềm phân và bơm hậu môn đều đặn một thời gian để tránh ứ đọng phân và tập thói quen tống xuất phân hàng ngày.
    Táo bón cũng có thể do bệnh lý. Tốt nhất bé nên được khám tại chuyên khoa nhi, tiêu hóa, dinh dưỡng để tìm nguyên nhân và có hướng điều trị thích hợp nếu việc cải thiện chế độ ăn và tập phản xạ đi cầu cho bé không hiệu quả.
    Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Thu Hậu
    Trưởng Khoa Dinh Dưỡng, BV Nhi đồng 2
    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Bé 7 ngày mới đi ngoài một lần, phải làm sao?

Share This Page