Nguy cơ cọc bảo vệ cầu vượt biển dài nhất thế giới trôi dạt

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Apr 5, 2018.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 146)

    [​IMG]

    Nhà chức trách Trung Quốc quản lý cầu vượt biển hàng tỷ USD nối liền Hong Kong, Macau và thành phố Châu Hải thuộc tỉnh Quảng Đông bác bỏ lo ngại ngày càng gia tăng về độ an toàn của công trình sau loạt ảnh hé lộ cấu trúc bảo vệ đảo nhân tạo dọc đoạn cầu chính dường như đang sụp đổ, South China Morning Post hôm nay đưa tin. Ban quản lý cầu Hong Kong - Châu Hải - Macau khẳng định công tác thi công theo đúng thiết kế nhưng chuyên gia ở địa phương cảnh báo về nguy cơ xảy ra thảm họa nếu đường hầm dưới biển nối với đảo bị cuốn trôi.

    Ảnh chụp trên cao cho thấy cọc bê tông tự chèn xếp quanh mép đảo nhân tạo nối phần cầu bên phía Hong Kong với đường hầm dưới biển bị trôi dạt. Nhưng nhà chức trách Trung Quốc, Hong Kong, Macau đều khẳng định những khối cọc gọi là dolos này được thiết kế đặc biệt để chìm dưới nước theo cách ngẫu nhiên. Do đảo nhân tạo nối với đường hầm, nhiều dolos tập trung tại chỗ sẽ gây áp lực quá lớn cho đảo.

    Theo nhà chức trách, nhà thầu thi công dự án tuân thủ nghiêm ngặt thiết kế. Quá trình xây dựng được giám sát kỹ lưỡng nhằm đáp ứng tiêu chuẩn cần thiết. Nhà chức trách cũng nhấn mạnh cây cầu vẫn vững vàng trước sức tàn phá của bão Hato năm ngoái. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia bày tỏ lo lắng và cảnh báo nếu các khối dolos không bảo vệ mép đảo, sóng biển trong thời tiết xấu sẽ phá hủy đê biển.

    [​IMG]

    Nhiều cọc bê tông bảo vệ dường như đang trôi khỏi đảo nhân tạo. Ảnh: SCMP.

    Kỹ sư kết cấu công trình Ngai Hok-yan hoài nghi chỉ một lớp dolos ở điểm nối của đường hầm có đủ để bảo vệ công trình hay không. "Cách thi công tiêu chuẩn của chúng tôi là sử dụng ít nhất hai lớp dolos để làm khu vực bảo vệ. Mỗi khối dolos dùng cho dự án chỉ nặng 5 tấn so với 25 tấn như dùng cho hồ chứa nước High Island ở Hong Kong. Đối với tôi, biện pháp bảo vệ đảo nhân tạo dường như chưa đủ. Đường hầm có thể bị tách rời và nổi trên biển với những vết nứt và thấm nước. Đó sẽ là kết thúc cho đường hầm và cả cây cầu", Ngai cho biết.

    Kỹ sư kỳ cựu Albert Lai Kwong-tak nhận xét cách giải thích của chính quyền "chưa hợp lý". Theo Lai, ngay cả khi cần sắp xếp dolos theo cách ngẫu nhiên, khu vực phân bố nên nhỏ hơn. "Khu vực chịu tác động cần tương đương về độ rộng với đường hầm, tức khoảng 20 m", Lai nói. Lai cũng cho rằng đảo nhân tạo có thể chìm.

    Cơ quan Đường cao tốc Hong Kong cho biết họ sẽ liên hệ với nhà chức trách và theo dõi thi công đoạn cầu chính để đảm bảo chất lượng đáp ứng yêu cầu đặt ra. Cầu vượt biển có chiều dài 55 km sắp đi vào hoạt động trong năm nay sau 7 năm xây dựng. Cầu bao gồm ba đoạn, một đường hầm dưới biển và bốn đảo nhân tạo.

    Phương Hoa

    Let's block ads! (Why?)
    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Nguy cơ cọc bảo vệ cầu vượt biển dài nhất thế giới trôi dạt

Share This Page