Rắn cát trơ mắt nhìn đồng loại độc chiếm tắc kè

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Jan 19, 2018.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 142)

    [​IMG]

    Hai con rắn cát cùng tranh giành tắc kè Bibron. Ảnh: Soo Stroud.

    Soo và Martyn Stroud bắt gặp đôi rắn cát độc săn tắc kè chân dày Bibron khi đang khám phá khu vực xung quanh nơi dựng trại trong công viên Kgalagadi Transfrontier, vùng hoang mạc cát trải rộng qua biên giới giữa Nam Phi và Botswana ở phía nam lòng chảo Kalahari, Earth Touch News hôm 16/1 đưa tin.

    Lúc đầu, hai con rắn cát (Psammophis trinasalis) dường như hợp sức đi săn, nhưng chúng nhanh chóng trườn khuất khỏi tầm mắt vào bụi cây gần đó trước khi vợ chồng Strouds có thể nhìn gần hơn. "Chúng tôi quay trở lại sau khoảng 10 phút để xem chúng có còn ở đó không", Soo Stroud kể lại. "Và bạn biết không, một con rắn bắt đầu ăn thịt tắc kè Bibron không đuôi (Chondrodactylus bibronii) từ phần đầu".

    [​IMG]

    Một con rắn cát nhanh chóng ngoạm chặt đầu tắc kè. Ảnh: Soo Stroud.

    Con tắc kè Bibron, một trong những loài tắc kè chắc nịch nhất ở Nam Phi, đã tự ngắt đuôi trong nỗ lực thoát thân thất bại. Chiến thuật tự vệ có tên "caudal autotomy" này rất phổ biến ở các loài thằn lằn nhưng rõ ràng không phải luôn thành công. "Không lâu sau đó, chúng tôi trông thấy con rắn thứ hai lượn lờ xung quanh, kiên nhẫn chờ tới lượt. Sau đó nó xông vào tranh phần thân tắc kè", Soo cho biết.

    Loài rắn thường nuốt chửng toàn bộ con mồi và không có thói quen chia phần khi ăn. Con rắn cát thứ hai buộc phải từ bỏ nỗ lực tranh giành, rút lui vào bụi cây gần đó trơ mắt nhìn đối thủ ngốn hết bữa ăn.

    [​IMG]

    Con rắn còn lại phải rút đi để đồng loại độc chiếm mồi ngon. Ảnh: Soo Stroud.

    Rắn cát Kalahari là loài rắn nước có nọc độc nhẹ. Vết cắn của chúng không đe dọa con người. Phân bố từ tây bắc Nam Phi đến Botswana và Namibia, loài rắn này chủ yếu ăn các loài thằn lằn và chuột.

    Nhiều khả năng việc hợp tác đi săn chỉ đơn giản là cách để con rắn thứ hai tranh thủ một bữa ăn dễ dàng, không phải ví dụ đích thực của cuộc săn tập thể ở loài bò sát. Trên thực tế, theo Johan Marais, nhà nghiên cứu bò sát kiêm sáng lập viện Viện Rắn cắn châu Phi, những cuộc săn kiểu này thường dẫn tới hậu quả con nọ nuốt chửng con kia.

    "Tôi từng gặp một đôi rắn cát cùng sống chung trong một khe đá", Marais nói. Theo ông, có khả năng hai con rắn hợp lại với nhau để tận dụng khu vực săn bắn có con mồi dồi dào.

    Phương Hoa

    Let's block ads! (Why?)
    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Rắn cát trơ mắt nhìn đồng loại độc chiếm tắc kè

Share This Page