Nhiều bà mẹ chưa biết chăm con bị hen

Discussion in 'Sống khỏe' started by bboy_nonoyes, Mar 18, 2013.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 384)

    Ngày càng có nhiều trẻ dưới 6 tuổi được chẩn đoán bị hen. Tuy nhiên, chỉ khoảng 1/3 các bà mẹ được hỏi biết các dấu hiệu khởi phát bệnh, thậm chí nhiều người không biết xịt thuốc đúng cách.
    Theo phó giáo sư Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), trong những năm gần đây số trẻ mắc hen tăng lên rõ do môi trường sống, không khí thay đổi, đô thị hóa nhanh, nhà máy, xí nghiệp mọc lên, ô nhiễm khói, bụi... Không những thế, ngày nay trẻ ít tiếp xúc với thiên nhiên nên tỷ lệ bị hen cũng tăng lên. Việc thay đổi lối sống, ăn nhiều thức ăn nhanh cũng khiến tỷ lệ dị ứng tăng lên, mà hen là một loại bệnh dị ứng.
    Hen phế quản là nguyên nhân thường gặp nhất khiến trẻ phải nghỉ học và hạn chế hoạt động thể lực hằng ngày. Bệnh không những ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể là nguyên nhân tử vong khi lên cơn ác tính. Ngay nay với nhiều tiến bộ trong việc chẩn đoán và điều trị dự phòng nên bệnh có thể kiểm soát được.
    [​IMG]
    Với trẻ bị hen, cha mẹ cần đưa đi tái khám đúng định kỳ dù không có biểu hiện bệnh. Ảnh minh họa: Minh Thùy.
    Thực tế tỷ lệ trẻ bị hen, đặc biệt dưới 6 tuổi, phải nhập viện vẫn cao. Ở độ tuổi này sự chăm sóc của trẻ phụ thuộc nhiều vào cha mẹ. Tuy nhiên, không phải ai cũng có kiến thức đầy đủ về bệnh.
    Một nghiên cứu mới đây của tập thể điều dưỡng Bệnh viện Nhi Trung ương trên 50 bà mẹ có con dưới 6 tuổi bị hen tại khoa Miễn dịch-Dị ứng-Khớp đã cho thấy điều đó.
    Cụ thể, không có bà mẹ nào đạt mức tốt cả ở phần kiến thức và kỹ năng thực hành. 64% số bà mẹ được hỏi đạt mức kém ở phần kiến thức và 56% ở phần kỹ năng.
    Nhiều người biết hen là bệnh mãn tính, nhưng chưa đến một nửa biết yếu tố nguy cơ gây bệnh, thậm chí chỉ khoảng 1/3 biết các dấu hiệu khởi phát cơn hen. Nhiều người chưa đánh giá đúng tình trạng nặng của trẻ để đi khám cấp cứu kịp thời.
    Điều đáng nói, cũng theo nghiên cứu này thì chỉ có 38% các bà mẹ đưa con đi tái khám đúng hẹn. Điều này cho thấy, sự tuân thủ tái khám theo đúng hẹn bác sĩ của gia đình bệnh nhân còn chưa thật tốt, dẫn đến việc kiểm soát bệnh không hiệu quả, thậm chí bỏ điều trị.
    Ngoài ra, chỉ có hơn 40% bà mẹ biết cách xịt thuốc qua bình đệm đúng cách, 34% biết vệ sinh miệng cho trẻ sau khi xịt dự phòng. Điều này sẽ gây nên tình trạng phí thuốc, tăng tác dụng phụ và hiệu quả kém sẽ làm gia đình bệnh nhân chán nản.
    Đáng chú ý, các bà mẹ thường có xu hướng chỉ sử dụng thuốc cắt cơn hen mà không chú ý tới việc sử dụng thuốc điều trị dự phòng hằng ngày. Trong khi đó, cơ chế trong hen là tình trạng viêm mãn tính đường thở nên vấn đề điều trị dự phòng là cần thiết. Việc dự phòng không đúng, người bệnh có thể lên cơn hen nguy kịch đến tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời. Những trẻ không tuân thủ việc dùng thuốc dự phòng khi lên cơn cấp thường rất nặng và kéo dài thời gian điều trị hơn so với trẻ được dự phòng đầy đủ.
    Hen là bệnh do viêm mãn tính đường hô hấp. 4 triệu chứng điển hình của bệnh là ho, khò khè, nặng ngực, tức ngực và thở ngắn hơi. Các cơn hen thường xảy ra khi có các yếu tố kích thích, hay xảy ra vào ban đêm và gần sáng, do thay đổi thời tiết, hít phải dị nguyên.
    Theo các chuyên gia, đối với trẻ nhỏ, cha mẹ cần đăng ký kiểm soát hen lâu dài cho bé tại một một cơ sở chuyên khoa (ít nhất là 18 tháng). Trong thời gian này, dù con không bị lên cơn hen thì vẫn phải được khám theo chỉ định của bác sĩ, tránh tình trạng thấy con có vẻ đỡ thì không đưa con tới khám nữa. Bề ngoài trẻ không có triệu chứng gì nhưng bệnh hen vẫn tiềm ẩn trong cơ thể và có thể dễ dàng khởi phát bất cứ lúc nào.
    Để giảm tần xuất xuất hiện các cơn khó thở, ngoài việc dùng thuốc, việc kiểm soát, dự phòng hen là rất cần thiết. Quan trọng là người bệnh phải tránh xa các dị nguyên có thể gây khởi phát cơn như: phấn hoa, lông xúc vật, bụi nhà, nấm mốc, khói thuốc, tránh dùng các thức ăn hoặc thuốc gây dị ứng, phòng tránh và điều trị triệt để các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp…
    Phương Trang
    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Nhiều bà mẹ chưa biết chăm con bị hen

Share This Page