'Công bố quốc tế là sinh mệnh' của khoa học Việt Nam

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Aug 27, 2017.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 186)

    [​IMG]

    Giáo sư Phạm Đức Chính, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, cho rằng nếu cả cộng đồng nghiên cứu Việt phát huy tối đa khả năng với tinh thần nhiệt huyết cho khoa học, kiên trì phấn đấu vì công bố quốc tế thì chắc chắn xuất hiện những cá nhân xuất sắc đạt tầm cao quốc tế. Nhà khoa học tâm huyết nào cũng muốn có được kết quả nghiên cứu mang tầm ảnh hưởng như Ngô Bảo Châu và Đàm Thanh Sơn.

    Theo giáo sư Chính, yêu cầu công bố quốc tế ở châu Âu và Mỹ luôn với tinh thần "Publish or perish" (công bố hay là chết). Họ đủ năng lực để đánh giá khách quan nhà khoa học qua các công bố quốc tế cụ thể mà không cần đặt nặng vào số bài, trích dẫn hay chỉ số ảnh hưởng của tạp chí.

    Còn các nước châu Á và lân cận Việt Nam để giảm thiểu tiêu cực, họ thường nhấn mạnh vào số bài đăng trên ISI, chỉ số trích dẫn. Ví dụ Trung Quốc yêu cầu hai bài thuộc danh mục trích dẫn khoa học SCI cho luận án tiến sĩ. Trung Quốc còn đưa ra nhiều chế độ đãi ngộ để thu hút nhân tài và khuyến khích họ bằng cách thưởng khoản tiền lớn cho những ai có công bố quốc tế.

    Giáo sư trẻ nhất Việt Nam 2015 Nguyễn Văn Hiếu (Viện trưởng Đào tạo quốc tế về khoa học vật liệu, Đại học Bách khoa Hà Nội) đồng quan điểm trên. Anh cùng cộng sự đã công bố 85 công trình khoa học trên các tạp chí quốc tế uy tín (ISI) với tổng trích dẫn trên 1.400 lần.

    "Muốn có bài báo trên ISI, khoa học Việt cần học tập các nước phương Tây nơi xem công bố quốc tế như sinh mệnh khoa học, họ luôn ghi nhớ thành ngữ publish or perish (công bố hay là chết)", giáo sư Hiếu nhấn mạnh.

    Từ kinh nghiệm bản thân, giáo sư trẻ nhất Việt Nam chia sẻ, để được các tập san chấp nhận, nhà nhà khoa học cần lựa chọn hướng nghiên cứu mới, đang được quan tâm nhiều trên thế giới, đặc biệt là phải có ý tưởng riêng. Việc viết bản thảo, lựa chọn tạp chí cũng đóng vai trò quan trọng. Bên cạnh đó, nhà khoa học trẻ nên luôn có ý thức xây dựng nhóm nghiên cứu cho riêng mình hoặc tham gia các nhóm có truyền thống công bố ISI.

    Với nhiều nghiên cứu được trích dẫn trong lĩnh vực y khoa, giáo sư Nguyễn Văn Tuấn, Đại học New South Wales, Australia, nhấn mạnh yếu tố phẩm chất khoa học. Phẩm chất phải được hiểu theo hướng nghiên cứu không chỉ có cái mới, mà còn khả năng ảnh hưởng tích cực đến chuyên ngành hay đến khoa học nói chung.

    Điều này cũng có nghĩa việc chọn đề tài nghiên cứu sao cho mới và tác động lớn là rất quan trọng. Tuy nhiên, việc này đòi hỏi ngân sách khá cao và thời gian lâu dài. Vì vậy theo giáo sư Tuấn, cơ quan tài trợ phải có tầm nhìn tốt để tạo ra những chương trình nghiên cứu độc đáo, sáng tạo và biết chọn những nhà nghiên cứu đẳng cấp quốc tế điều hành.

    "Việt Nam là nơi có nhiều 'chất liệu' cho nghiên cứu quan trọng và tác động lớn nên nếu thay đổi tư duy, tránh đề tài theo lối mòn thì khả năng cao sẽ có nghiên cứu ảnh hưởng tầm thế giới", giáo sư Tuấn nói.

    Tiến sĩ Lê Văn Út, Trưởng phòng Quản lý khoa học, Đại học Tôn Đức Thắng chia sẻ, để đạt kết quả này, trường đã ban hành quy định rất rõ ràng về xếp hạng công bố và chính sách đi kèm. Cụ thể, lương của giáo viên được gắn với sản phẩm khoa học cả về số và chất lượng. Hiện trường chỉ chấp nhận tài trợ cho công bố chuẩn ISI/Scopus.

    Lúc đầu, nhiều giảng viên băn khoăn nhưng về sau đều thấy tự hào, bởi được làm trong môi trường có đầy đủ điều kiện cơ sở vật chất hiện đại và nhất là làm việc theo thông lệ quốc tế.

    "Chúng tôi luôn lấy hiệu quả để đầu tư trong nghiên cứu, tức là đầu tư nhóm khoa học nào thì phải tính xem sản phẩm thu được là gì, kinh phí quản lý chặt chẽ", tiến sĩ Út nhấn mạnh và cho hay để thực hiện được các chính sách trên thì tầm nhìn của hiệu trưởng là yếu tố quyết định. Người này phải am hiểu thông lệ quốc tế và sẵn sàng làm điều đúng vì lợi ích chung của trường và xã hội.

    Các nhà khoa học và độc giả có bài viết chia sẻ kinh nghiệm liên quan đến công bố quốc tế, mời gửi vào hòm thư [email protected].

    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - 'Công bố quốc tế là sinh mệnh' của khoa học Việt Nam

Share This Page