Điểm mặt những 'kẻ trộm' vitamin

Discussion in 'Sống khỏe' started by bboy_nonoyes, Mar 12, 2013.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 400)

    Trái với quảng cáo của nhiều hãng thuốc, hàm lượng vitamin trong cơ thể không có tính cố định, khi thì cần nhiều, lúc chẳng cần bao nhiêu.
    Nói cách khác, không nhất thiết phải uống vitamin mỗi ngày nếu không có nhu cầu hoặc nếu chế độ dinh dưỡng đúng nghĩa đa dạng. Mặt khác, nguồn dự trữ vitamin bao giờ cũng là trị số nhạy cảm vì dễ giao động tùy theo tình trạng bệnh lý hay nếp sinh hoạt của mỗi đối tượng cá biệt.
    Vitamin nếu có thể thừa đến độ sinh bệnh, như với các loại vitamin A, D, E, K thuộc nhóm tan trong chất béo, thì cũng có thể thiếu khi cơ thể vì lý do nào đó tiêu thụ nhiều hơn bình thường, hoặc do nguồn cung ứng thiếu hụt lâu ngày. Như thế, ngay cả người có chế độ dinh dưỡng hoàn toàn đúng cách vẫn có thể thiếu vitamin nếu nhu cầu của cơ thể bất ngờ bội tăng, như vitamin C trong trường hợp gặp bệnh bội nhiễm kéo dài, hay khi kho dự trữ vitamin bị rút tỉa liên tục, chẳng hạn như người phải sống chung với stress.
    [​IMG]
    Sinh tố nếu thừa hay thiếu đều có thể gây hại cho sức khỏe. Ảnh: sharppen.com
    Một nguyên nhân gây thất thoát vitamin nhưng ít khi được chú trọng là trường hợp phải dùng một số thuốc nào đó lâu dài. Lý do rất dễ hiểu, vì vitamin là chất xúc tác cho phản ứng biến dưỡng của dược phẩm. Không có vitamin nằm sẵn trong cơ thể thì thuốc không thể triển khai tác dụng. Ngược lại, càng uống nhiều thuốc càng dễ thiếu hụt vitamin. Cũng chính vì thế mà nhiều người than mệt khi phải uống nhiều thứ thuốc, bên cạnh chuyện xót ruột vì sạch túi.
    Trên cơ sở vừa phân tích, cơ thể người bệnh, nếu không được bổ sung kịp thời, dễ bị hao hụt một số vitamin trong quá trình điều trị bệnh mãn tính. Thêm vào đó, nhiều dược phẩm sở dĩ mất tác dụng như mong muốn hay thậm chí dẫn đến phản ứng phụ bất lợi là do thiếu loại vitamin "bật mồi lửa" khiến phản ứng biến dưỡng thuốc không hoàn chỉnh như mong muốn.
    Điều đáng tiếc là không ít thầy thuốc vẫn chưa lưu tâm đúng mức đến tình trạng này để kết hợp vitamin tương ứng trong phác đồ điều trị. Thầy đã quên thì trò nên nhắc khéo. Bạn có thể căn cứ vào bản tóm lược dưới đây để liệu cách bổ túc thành phần vitamin cho cơ thể đang bị hành tội vì bệnh và vì thuốc.
    Dược phẩm Vitamin dễ bị thiếu hụt
    Ngừa thai Axit folic, C, B6, B12, E
    Kháng sinh Axit folic, C, B5, B6, B12, A, K
    Tẩy xổ A, D, E, K
    Hạ Cholesterol Axit folic, D, E, K
    Lợi tiểu B1, B12
    Chống dị ứng C, D
    Trị viêm loét dạ dày B1, B12
    Giảm đau Axit folic, C
    Chống co thắt C, B1, B12
    Kháng lao B6, axit folic
    Hạ huyết áp Axit folic, D, K
    An thần Axit folic, B7, C, B6, D
    Trợ tim B1, B6, B2, Axit folic
    Nhuận gan C, B2, B3, axit folic, A, D
    Hạ đường huyết B1, B6, B3, B7, C
    Ông bà đã dạy “có ăn có chịu”, hễ dùng nhiều khó tránh thâm hụt. Nhưng chuyện gì cũng có ngoại lệ. Người phải dùng thuốc tuy chẳng “ăn” được bao nhiêu nhưng vẫn phải chịu cảnh dùng thêm vitamin.
    Bác sĩ Lương Lễ Hoàng
    Trung tâm Oxy Cao áp TP HCM
    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Điểm mặt những 'kẻ trộm' vitamin

Share This Page