Nhìn lại xu hướng thị trường viễn thông năm 2014

Discussion in 'Tin tức - Đồ chơi số' started by Robot Siêu Nhân, Jan 16, 2015.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 282)

    (XHTT) Câu chuyện thị trường viên thông có lẽ luôn là câu chuyện dài nhất không có hồi kết khi thị trường vẫn luôn biến động từng ngày, nhu cầu của người dùng ngày một tăng và nhà mạng vẫn luôn điều chỉnh không ngừng vì quyền lợi của bản thân mình. Hãy cùng nhìn lại thị trường viễn thông một năm 2014 vừa qua.


    Hợp lý giá cước 3G

    Câu chuyện giá cước 3G luôn luôn sôi động khi các nhà mạng vẫn “khăng khăng” cước hiện tại vẫn chưa bù đắp được giá thành. Như vậy, trong tương lai gần, cước của dịch vụ này chắc chắn sẽ còn tăng. Về bản chất, hiện nay, các nhà mạng đang bị sụt giảm doanh thu đến 30% do các dịch vụ OTT (nhắn tin, gọi điện miễn phí qua hạ tầng internet). Theo phân tích của Bộ Thông tin Truyền thông, việc tăng cước 3G vừa qua chỉ ảnh hưởng chưa đến 9% số lượng thuê bao, chủ yếu là các khách hàng có thu nhập từ mức khá trở lên. Tuy nhiên, nếu phân tích theo đối tượng khách hàng thì không phải khách hàng nào dùng 3G cũng dùng các dịch vụ OTT. Mà khách hàng còn dùng các dịch vụ khác như email, web, Internet…để phục vụ giải trí và công việc. Tại hội thảo bàn tròn về OTT tại Triển lãm Telecomp năm 2013 vừa qua, các ý kiến của các nhà mạng đều cho rằng, họ không hạ tốc độ băng thông, cũng như sẵn sàng để bắt tay hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ này. Trên thế giới, nhiều nhà mạng đã phối hợp với các nhà cung cấp dịch vụ OTT để cùng kinh doanh. Tương tự, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đang chuẩn bị cho các giải pháp phù hợp về chính sách đối với loại hình dịch vụ này.

    Như vậy, có thể nhận thấy một xu hướng là cước 3G sẽ còn tăng, nhưng chỉ tăng ở mức phù hợp đối với những khách hàng sử dụng nhiều các dịch vụ OTT và các nhà mạng sẽ phối hợp với các nhà cung cấp dịch vụ OTT để phát triển dịch vụ (chứ không ngăn chặn) cũng như tính cước phí cho đúng phân khúc khách hàng của dịch vụ này. Hy vọng trong thời gian tới, chính sách cước 3G của các nhà mạng sẽ được thể hiện rõ nét hơn trong khi ban hành các gói cước để phù hợp hơn nữa đối với từng loại khách hàng và như vậy, cước 3G sẽ chỉ “nóng từng phần” chứ không “nóng đều” như thời gian vừa qua.

    Điện thoại thông minh giá bình dân

    Một sự kiện nổi bật trong 2014 là việc nhà sản xuất VNPT Tecnology được trao kỷ lục về máy điện thoại thông minh thương hiệu Việt được nghiên cứu phát triển và sản xuất tại Việt Nam. Tuy nhiên, đối với khách hàng, giá của chiếc điện thoại này lại khá đắt, 3,9 triệu đồng với một cấu hình máy không mạnh. Trong khi trên thị trường hiện nay, chỉ khoảng 1,3 – 2 triệu đồng, người tiêu dùng có thể lựa chọn rất nhiều các điện thoại thông minh của các tên tuổi Hàn Quốc, Trung Quốc với thiết kế và cấu hình rất hấp dẫn. Theo thống kê, trên khoảng 91 triệu thuê bao điện thoại di động hiện nay có khoảng trên 20 triệu các thuê bao sử dụng điện thoại thông minh (smartphone). Con số này sẽ tiếp gia tăng bởi xu hướng hạ giá của thị trường điện thoại thông minh đang diễn ra rất nhanh. Một chiếc điện thoại thông minh có tốc độ giảm giá trung bình khoảng 5%/tháng. Một xu hướng khác cho thấy, từ tháng 6/2012 đến tháng 6/2013, mức độ tăng trưởng của thị trường điện thoại thông minh đã lên gấp hơn 2,5 lần, tức từ mức độ bán được 192.000 chiếc smartphone, tăng lên 500.000 smartphone mỗi tháng. Tỷ trọng smartphone trên tổng số các thiết bị điện thoại được bán ra cũng tăng nhanh tương ứng, từ 15% lên tới 38% cũng trong thời gian này. Với tốc độ này, sang năm 2014, chắc chắn tại thị trường Việt Nam sẽ có các sản phẩm smartphone chỉ có giá bình dân mà vẫn có đầy đủ các chức năng, ứng dụng hỗ trợ người dùng.

    Dịch vụ giá trị gia tăng nào?

    Theo thống kê của Google, trước đây, có đến 90-95% người dùng thiết bị điện thoại thông minh như một điện thoại phổ thông, để sms (nhắn tin), để thoại (nghe, nói). Việc sử dụng các tính năng tích hợp khác như sử dụng App, Social Nextwork (ứng dụng và mạng xã hội) vẫn còn thấp trong năm 2012 và phải đến năm 2013, tỷ lệ sử dụng các ứng dụng ngoài tính năng cơ bản của một điện thoại thông minh được tích hợp trên một chiếc Smartphone mới tăng lên. Nhưng đến nay, 92% người dùng Smartphone để lướt web, mua hàng điện tử, lên Facebook, xem tivi, nghe nhạc, đọc sách... Với nhiều người, smartphone trong đời sống đang thay thế cho cả PC, laptop, TV…Với số lượng vài chục triệu thuê bao sử dụng điện thoại thông minh, xu hướng giá thành phần cứng thiết bị đầu cuối ngày càng hạ, cước 3G ở mức phù hợp, người dùng Việt sẽ mong muốn sử dụng các dịch vụ giá trị gia tăng như thế nào trên chiếc điện thoại thông minh của mình? Theo chia sẻ của ông Bùi Quốc Việt, người phát ngôn của VNPT, doanh thu dịch vụ gia trị gia tăng trên hạ tầng 3G hiện nay mới chỉ chiếm trên dưới 10% tổng doanh thu của hai nhà mạng VinaPhone và MobiFone. Hiện nay, VNPT đang tăng cường hơn nữa các dịch vụ này nhằm hướng đến mục tiêu trở thành nhà cung cấp đa dịch vụ nền công nghệ 3G. VNPT đang thử nghiệm và bắt đầu giới thiệu các dịch vụ giá trị gia tăng mới như giải trí đa phương tiện, kiểm soát an ninh cho điện thoại di động, thanh toán trực tuyến, dịch vụ y tế trực tuyến (ehealth), dịch vụ đào tạo từ xa. Tất cả đều được cung cấp trên hạ tầng 3G và giành riêng cho điện thoại thông minh.

    Như vậy, một trong những cách để tăng doanh thu là các nhà mạng buộc phải đa dạng hóa hơn nữa dịch vụ giá trị gia tăng. Hiện nay, các công ty trong lĩnh vực giá trị gia tăng trong và ngoài nước đang ráo riết chuẩn bị xây dựng và hoàn thiện các ứng dụng trên nền di động cho 2014 để phối hợp cung cấp dịch vụ hoặc bán lại cho các nhà mạng. Chủ yếu các ứng dụng giá trị gia tăng trên nền 3G chủ yếu ở các lĩnh vực như: Giải trí: Thể thao, phim ảnh, âm nhạc, game (trò chơi); Tiện ích: Thanh toán, ngân hàng trực tuyến…; Đào tạo; y tế sức khỏe; Tư vấn… Cho dù phát triển theo hướng nào thì cũng quy luật đào thải của thị trường cũng sẽ chọn lọc để các dịch vụ giá trị gia tăng thực sự gia tăng giá trị cho người sử dụng. Với những tín hiệu từ các mảng của thị trường di động như trên, rõ ràng là có nhiều diễn biến mới đầy hấp dẫn với người dùng cũng như thể hiện tham vọng của các nhà cung cấp dịch vụ trong năm 2014. Nhưng vẫn còn đó nhiều vấn đề cần những chính sách phù hợp và thiết thực, gắn với xu hướng phát triển nhanh và mạnh của thị trường này: Vẫn cần có một hành lang phù hợp cho OTT; Chính sách nào để hạn chế hàng lậu và không kiểm soát trong thị trường thiết bị di động thông minh đang tràn ngập thị trường, tạo điều kiện cho thiết bị Made in Vietnam có cơ hội; Làm gì để câu chuyện giá cước không làm lu mờ những định hướng cần thiết cho thị trường dịch vụ giá trị gia tăng và nội dung số…

    Nhìn xa hơn, chúng ta đã từng có một chiến lược Internet nông thôn hiệu quả. Tại sao không tính đến chuyện “di động hóa” những phần, vùng của nền kinh tế chứ không chỉ loanh quanh giải quyết các vấn đề nội tại của 1 mảng, 1 lĩnh vực của thị trường.

    Nha Trang. ( Tổng hợp)

    [​IMG]
    Nguồn Xã hội thông tin
     
  2. Facebook comment - Nhìn lại xu hướng thị trường viễn thông năm 2014

Share This Page