VNPT – Một năm nhìn lại

Discussion in 'Tin tức - Đồ chơi số' started by Robot Siêu Nhân, Jan 12, 2015.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 315)

    (XHTT) Năm 2014 là một năm có nhiều biến động với thị trường kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng. Dù gặp nhiều khó khăn từ môi trường kinh tế chung và phải tiến hành tái cơ cấu song song với sản xuất kinh doanh, song VNPT vẫn đạt được mức tăng trưởng ấn tượng.

    Doanh thu “khủng”


    Năm 2014 đánh dấu một sự kiện lớn của VNPT là việc tách Mobifone ra riêng, trở thành Tổng công ty Viễn thông MobiFone. Mặc dù việc tách riêng của Mobifone khiến doanh thu và lợi nhuận của VNPT giảm đi đáng kể. Tuy nhiên những gì thu được vẫn là một con số đáng ngưỡng mộ với các doanh nghiệp trong thời kì kinh tế khó khăn này.

    Cụ thể, tổng lợi nhuận của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) trong năm 2014 dự kiến đạt 6.310 tỷ, đạt 103% kế hoạch và bằng 112% so với thực hiện năm 2013. Đồng thời, tổng doanh thu của dự kiến đạt 101.055 tỷ, đạt 104% kế hoạch, bằng 106% so với thực hiện năm 2013. Tổng nộp ngân sách nhà nước dự kiến là 5.850 tỷ, bằng 118% năm 2013.

    Đứng trước thực tế thuê bao di động đang chuyển sang ngưỡng bão hòa, nhưng theo số liệu được VNPT công bố tại Hội nghị Triển khai nhiệm vụ năm 2015 của Bộ TT&TT sáng 25/12, hiện tại, tổng số thuê bao điện thoại trên mạng của VNPT là 30,5 triệu (trong đó cố định là 4,5 triệu thuê bao, thuê bao di động là 26 triệu thuê bao). Tổng số thuê bao di động VinaPhone phát triển mới năm 2014 dự kiến đạt 8,8 triệu thuê bao; tổng số thuê bao internet băng rộng đạt trên 3 triệu; tổng số thuê bao IPTV khoảng 1 triệu thuê bao.

    [​IMG]

    Biểu đồ lợi nhuận năm 2014 của VNPT và MobiFone. ( Ảnh: Internet)

    Thành tựu đáng nể


    Ngoài những con số ấn tượng về doanh thu và lợi nhuận, năm 2014 đã đạt được những thành tựu đáng nể để khẳng định bản thân là một thương hiệu quốc gia. Cụ thể:

    VNPT là mô hình Tập đoàn thí điểm thành công


    Hội nghị thông báo và quán triệt Quyết định số 888/QĐ-TTg ngày 10/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Tái cơ cấu Tập đoàn BCVTVN giai đoạn 2014-2015, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son chia sẻ, ngoài VNPT, thời gian qua cũng có nhiều Tổng công ty nhà nước được thí điểm hoạt động theo mô hình Tập đoàn. Tuy nhiên, không phải đơn vị nào cũng thành công. “Riêng mô hình thí điểm tại Tập đoàn VNPT đã thành công. Trong những năm qua, VNPT đã có những bước phát triển mạnh mẽ. VNPT vẫn luôn khẳng định được vai trò chủ lực của mình trong lĩnh vực viễn thông và CNTT, đã xây dựng, giữ vững và phát triển được thương hiệu VNPT thành một thương hiệu quốc gia, có sức lan tỏa ra thị trường quốc tế”, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son nhấn mạnh.

    Tái cơ cấu VNPT: 8 nhiệm vụ của Bộ và 7 nhiệm vụ của VNPT


    Quán triệt nội dung của Quyết định số 888/QĐ-TTg ngày 10/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cho biết, theo Quyết định này, Bộ TT&TT sẽ phải thực hiện 8 nhiệm vụ nhằm chỉ đạo VNPT tiến hành tái cơ cấu. Mục tiêu của lãnh đạo Bộ TT&TT và Tập đoàn VNPT là phấn đấu VNPT sẽ hoạt động theo mô hình mới từ ngày 1/1/2015.

    Để đạt được mục tiêu đó, trong quý III năm 2014, Bộ TT&TT đã trình Chính phủ dự thảo Nghị quyết về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn BCVTVN; Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định mức vốn điều lệ; kế hoạch sản xuất, kinh doanh, đầu tư phát triển các năm 2014-2015; chiến lược phát triển Tập đoàn BCVTVN đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030; Thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Dịch vụ Viễn thông (VNPT - Vinaphone) và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Truyền thông (VNPT - Media)

    Ngoài ra, VNPT còn có 7 nhiệm vụ cần thực hiện để tái cơ cấu Tập đoàn đó là: Đề nghị Bộ TT&TT mức vốn điều lệ của Tập đoàn; Xây dựng Đề án thành lập 2 Công ty TNHH một thành viên, gồm VNPT-VinaPhone và VNPT -Media, báo cáo để Bộ thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Thực hiện bàn giao các đơn vị theo quyết định; Triển khai phương án tổ chức lại SXKD, sắp xếp các đơn vị thành viên và xử lý các tồn tại về tài chính phù hợp với nội dung Đề án đã được phê duyệt; Xây dựng, báo cáo Bộ cơ chế tổ chức hoạt động kinh doanh của hệ thống vệ tinh VINASAT 1,2 để Bộ trình Thủ tướng Chính phủ; Định kỳ báo cáo Bộ TT&TT, Bộ Tài chính, Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp kết quả thực hiện Đề án này.

    Đẩy mạnh được sự lan tỏa cho một thương hiệu quốc gia mạnh


    Thực hiện tái cơ cấu phần còn lại dựa trên tinh thần tinh gọn, giảm đầu mối trung gian. Chức năng chính của Tập đoàn sau tái cơ cấu sẽ là tập trung nghiên cứu xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển thị trường và mạng lưới; tổ chức thực hiện công tác cán bộ, đào tạo nhân lực; đầu tư tài chính để các công ty con đảm trách nhiệm vụ sản xuất kinh doanh; hợp tác quốc tế, thanh tra, kiểm tra.... Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son nhấn mạnh, muốn làm được vậy, VNPT cần tích cực phân cấp, tạo quyền chủ động cho các đơn vị thành viên. Bên cạnh đó, VNPT cũng cần phải có kế hoạch giải quyết bài toán về lao động dôi dư sau tái cơ cấu.
    Chia sẻ thêm về việc nghiên cứu, xây dựng Đề án Tái cơ cấu VNPT, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cho biết, quan điểm của Chính phủ là VNPT sẽ tập trung phát triển dịch vụ di động, băng rộng, tạo sự đột phá trong kinh doanh dịch vụ giá trị gia tăng CNTT, lấy khách hàng làm trung tâm, phát triển bền vững trên nguyên tắc cân đối hài hòa 3 yếu tố gồm khách hàng - người lao động - hiệu quả kinh doanh. Đồng thời, đổi mới thương hiệu VNPT, coi văn hóa VNPT là nền tảng để chuyển tải thương hiệu VNPT tới khách hàng. Chính phủ khẳng định VNPT là thương hiệu quốc gia. Vì vậy, VNPT phải làm sao để giữ vững, phát triển và đẩy mạnh được sự lan tỏa cho thương hiệu đó không chỉ trong nước mà cả ra quốc tế, tiếp tục khẳng định vị trí chủ lực của mình trong ngành VT-CNTT Việt Nam.

    Nha Trang ( Tổng hợp)

    [​IMG]
    Nguồn Xã hội thông tin
     
  2. Facebook comment - VNPT – Một năm nhìn lại

Share This Page