Facebook và vụ mất tích của cậu bé 2 tuổi

Discussion in 'Tin tức - Đồ chơi số' started by Robot Siêu Nhân, Apr 21, 2014.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 348)

    (XHTT) Một cậu bé 2 tuổi tại Pháp được báo mất tích bởi một người phụ nữ được cho là "dì của cậu bé". Cảnh sát Pháp đã mất một khoảng thời gian tìm kiếm trước khi phát hiện ra rằng cậu bé và cha của cậu ta chỉ là những nhân vật trên Facebook.


    Hiện nay, có khá nhiều sự kết hợp giữa cuộc sống ảo với cuộc sống thực. Đôi khi, chúng ta thậm chí còn bị nhầm lẫn giữa các sự việc hoặc một vấn đề nào đó.

    Tuy nhiên, khi cảnh sát Pháp nhận được tin báo về một cậu bé 2 tuổi bị mất tích, họ tin rằng điều này là có thực.

    Chayson Basinio là tên cậu bé, được thông báo mất tích bởi một người được gọi là "dì". Như là người giám hộ, người phụ nữ này đã khẳng định với cảnh sát rằng đã không thấy cậu bé trong một tuần và cô ta tin rằng cậu bé có thể đã bị bắt cóc tại bãi đậu xe của một siêu thị. Cô ta nói rằng cậu bé sống tách biệt mẹ từ lâu.

    Cảnh sát Yzeure ở trung tâm Pháp sau đó đã đến gặp quan tòa và bắt đầu tìm kiếm cậu bé. Họ thậm chí còn cử các thợ lặn để tìm kiếm xem cậu bé có bị chết đuối trong hồ nước.

    Tuy nhiên, khi cuộc điều tra vẫn đang tiến hành, cảnh sát đã bắt đầu nhận ra rằng câu chuyện từ "người dì tuyệt vời" của cậu bé có những nghi vấn, và lời nói của cô ta có những chi tiết "lỏng lẻo".

    Đáng chú ý là, cảnh sát đã xem hồ sơ Facebook của Rayane – người được coi là cha của cậu bé, và họ phát hiện ra rằng không có dấu vết nào khẳng định sự hiện diện của ông ta hay cậu con trai 2 tuổi trong đời sống thực.

    [​IMG]

    Điều đó làm các viên chức cảnh sát nghi vấn rằng liệu có ai đó đang cố gắng đùa cợt, hoặc trả thù, hoặc đơn giản là đưa tin không đúng sự thật ở đây.

    Eric Mazoud, công tố viên ở thị trấn Cusset (Pháp) đã khẳng định với người dì giám hộ rằng "Cuộc điều tra cho vụ bắt cóc trẻ em đã được chuyển hướng sang cáo buộc về một tội phạm hoang tưởng hay một hành vi phạm tội".

    Sau đó, người dì đã bị bắt. Người ta nói rằng con gái của cô ta và một người họ hàng đều là những trẻ vị thành niên, là những người đã tạo ra các tài khoản Facebook giả mạo. Hình ảnh người cha và con trai 2 tuổi đăng trên Facebook được tải về từ trang web nào đó.

    Thật kỳ lạ bởi vì cảnh sát đã không thực hiện các bước thực tế hơn để xem cậu bé mất tích là ai trước khi tiến hành tìm kiếm. Dường như họ đã tin tưởng Facebook cùng mọi lời nói của người giám hộ.

    Trong trường hợp cậu bé mất tích, sao cảnh sát không ghé thăm nhà của cậu bé và tìm kiếm trong phòng ngủ của cậu ta mà lại chỉ nỗ lực để tìm các dấu hiệu thực tế và sự thật như thế nào?

    Họ đã không quan tâm đến việc nói chuyện với cha mẹ của cậu bé? Ít nhất họ nên cố gắng hỏi mẹ của cậu bé, người mẹ được cho là đã sống tách biệt với cậu.

    Thực tế, họ đã không làm vậy, họ chỉ sử dụng các trang web và thông tin công cộng để giúp chắp nối hồ sơ của những người có liên quan.

    Bằng cách nào mà cảnh sát, thẩm phán, và một công tố viên gần như đã bị lừa để tin rằng khi nhìn thấy một ai đó trên Facebook thì người đó là có thật.

    Hai năm trước, Facebook đã ước tính có đến 8,7% tài khoản Facebook là giả mạo.

    Bạn có nghĩ rằng Facebook đã đánh giá thấp con số này. Và sau 2 năm, bạn có nghĩ rằng con số những người che giấu danh tính thực sự của mình để tham gia vào mạng xã hội này sẽ tăng cao hơn nữa?

    Hãy nhớ, không có gì trên Facebook là sự thật trừ khi nó có thể được xác nhận.

    Vì vậy, nếu bạn đang sử dụng một tài khoản Facebook, hãy xem thật kỹ mọi hình ảnh và tin tức trước khi kết luận đó là thật.


    Cẩm Thịnh
    (Theo CNET)

    Nguồn Xã hội thông tin
     
  2. Facebook comment - Facebook và vụ mất tích của cậu bé 2 tuổi

Share This Page