Những ngộ nhận nhiều nhất về trung tâm dữ liệu

Discussion in 'Tin tức - Đồ chơi số' started by Robot Siêu Nhân, Mar 21, 2014.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 294)

    (XHTT) Trung tâm dữ liệu (TTDL) thường được xem là xương sống của một tổ chức, đó là lý do khi quản lý hạng mục cơ sở hạ tầng này, các công ty thường rất “chịu chi”.


    Tuy vậy, sau khi đã xây dựng thành công TTDL, nhiều doanh nghiệp lại rơi vào cái bẫy kinh điển: không bảo trì hợp lý các hoạt động vận hành!

    [​IMG]

    Có hai nguyên nhân lý giải tình trạng bỏ qua công tác bảo trì, thứ nhất là do thiếu hiểu biết về các mục tiêu kinh doanh và kế hoạch tương lai của doanh nghiệp; còn thứ hai là do thiếu kiến thức cơ chế vận hành của trung tâm dữ liệu. Dưới đây là 5 ngộ nhận kinh điển thường xảy ra khi vận hành hệ thống TTDL.

    1. Sử dụng sàn nâng để làm mát

    Bảo trì hệ thống làm mát và điều phối điện năng hợp lý là công tác tối quan trọng bởi lẽ việc làm mát trung tâm dữ liệu thường đòi hỏi nhiều điện năng. Phương pháp làm mát truyền thống phổ biến xưa nay trong ngành là trong giai đoạn thiết kế cơ sở hạ tầng người ta sẽ lắp đặt sàn nâng cho hệ thống. Với cách làm này không khí sẽ đối lưu quanh cáp (cable) và tủ (rack), nhờ vậy có thể hạn chế phần nào nhưng không thể triệt tiêu sự hình thành của các điểm nóng. Giải pháp tình thế này không thực sự hiệu quả và toàn diện. Ngoài ra khi nâng sàn lên khả năng mở rộng hoặc hỗ trợ tải nặng của trung tâm dữ liệu cũng bị hạn chế. Không cần nói ra chúng ta cũng hiểu là sàn nâng đòi hỏi chúng ta phải liên tục bảo trì và thường xuyên lau chùi máy để hạn chế tình trạng ẩm ươt và bám bụi lâu ngày trong bộ thông gió. Muốn có giải pháp làm mát hiệu quả chỉ cần đưa ra một số quyết định đơn giản như:

    • Tắt bớt các trung tâm dữ liệu đang “rỗi việc” giúp giảm bớt áp lực đối với các máy điều hòa đang làm mát xung quanh.

    • Sắp xếp các tủ dữ liệu hợp lý tạo dãy thông nóng và dãy thông lạnh cũng đủ để cắt giảm đáng kể hao phí năng lượng và kéo dài tuổi thọ máy chủ.

    • Điều chỉnh công suất hợp lý các hệ thống ở vai trò back-up cho hệ thống chính, chẳng hạn như UPS, máy chủ v.v…

    • Cài đặt hệ thống điện năng và bộ làm lạnh có khả năng tùy biến giúp trung tâm dữ liệu vẫn được đảm bảo hiệu suất làm mát.

    2. Tuyển dụng người quản lý và hỗ trợ vận hành trung tâm dữ liệu là nhân viên làm thời vụ hoặc không giỏi chuyên môn

    Lỗi vận hành của con người là nguyên nhân chính khiến trung tâm dữ liệu chịu nhiều thời gian chết. Thế nhưng các công ty vẫn cứ tuyển nhân viên không có đủ bằng cấp trình độ chuyên môn cần thiết, chưa được huấn luyện để quản lý trung tâm dữ liệu. Đây là sai lầm lớn sẽ khiến doanh nghiệp trả giá đắt nếu chúng ta xem xét các khoản thiệt hại thực tế mà doanh nghiệp phải gánh chịu: tỷ lệ nhân viên nghỉ việc cao, lỗi vận hành làm hỏng máy, thiết bị dễ hỏng hóc do nhân viên kém chuyên môn gây ra.

    Khi công ty đã có trong tay đội ngũ chất lượng, cần phải tạo cơ hội cho họ được cọ xát phát triển nghề nghiệp như tập xử lý các thao tác trọng yếu trong hệ thống (mission-critical), qua đó giúp nhân viên rút kinh nghiệm và đưa ra các hướng xử lý chính xác khi TTDL gặp sự cố.

    3. Đinh ninh là trung tâm dữ liệu đã đủ mạnh để chịu đựng mọi rủi ro và nghĩ rằng các sự cố thảm họa sẽ không xảy ra.

    Các thảm họa thiên nhiên như sóng thần, lũ lụt, động đất thường xảy ra bất ngờ, gây ra nhiều mất mát và thiệt hại như:

    • Cơ sở hạ tầng bị hỏng hóc một phần hay toàn bộ

    • Các thiết bị trong trung tâm dữ liệu chạy yếu đi

    • Mất mát dữ liệu quan trọng

    Các sự cố kể trên đều có thể khiến cho các doanh nghiệp phải móc hầu bao ra nhiều để phục hồi và khắc phục sự cố, xây dựng lại trung tâm dữ liệu. Để xử lý rủi ro này, người quản lý trung tâm dữ liệu cần đưa vào áp dụng các quy trình xử lý khẩn cấp để có thể giải quyết ngay lập tức các sự cố điện năng đồng thời hạn chế đến mức tối đa tác động của sự cố đối với các hệ thống tối quan trọng trong trung tâm. Nhân viên bảo trì được đào tạo phải luôn ở tư thế sẵn sàng để có thể xử lý nhanh trước các tình huống khẩn cấp, họ phải luôn có mặt khi cần để có thể sắp đặt các biện pháp ứng phó tức thời.

    Một sai lầm phổ biến khác trong khâu quản trị rủi ro: các doanh nghiệp không hiểu được lợi ích về lâu dài của việc đầu tư mua nguồn điện không gián đoạn (UPS) có hiệu suất cao hơn. Nếu có UPS công suất cao, các doanh nghiệp cũng sẽ yên tâm hơn, không sợ bị mất mát dữ liệu quan trọng khi xảy ra các sự cố hay thảm họa.

    4. Tiết kiệm chi phí bằng cách mày mò lập trình vận hành trung tâm dữ liệu thủ công

    Nhiều doanh nghiệp muốn tiết kiệm chi phí nên đã bỏ qua các công cụ phần mềm quản lý, nhưng thực ra việc này rất có hại. Quản lý ảo hóa vẫn là chìa khóa cho tương lai, và đây là một công đoạn về lâu dài sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều. Ảo hóa giúp chúng ta tiết kiệm không gian và hạn chế tình trạng sử dụng thừa phần cứng, cùng một lúc dùng nhiều phần cứng chỉ để chạy một vài tác vụ nào đó. Các Bộ Quản Trị Cơ Sở Hạ Tầng Trung Tâm Dữ Liệu (DCIM), là nền tảng cơ bản cần thiết khi điều phối cân bằng hoạt động trung tâm dữ liệu. Ngoài ra, DCIM cũng giúp người dùng cuối quản lý tốt hơn các không gian dữ liệu và xác định nhanh chóng các điểm nóng cần khắc phục, các máy chủ quá tải, v.v… từ đó có thể điều chỉnh cơ sở hạ tầng lại cho phù hợp, cải thiện hiệu năng cơ sở hạ tầng.

    5. Làm việc với tư tưởng “bây giờ ổn thỏa là được”

    Một lỗi phổ biến khác: không cân nhắc, không nhận ra triển vọng mở rộng về lâu dài của doanh nghiệp, khiến trung tâm dữ liệu bị ảnh hưởng. Tầm nhìn thiển cận khiến doanh nghiệp phải gồng mình ra chịu các khoản chi phí phát sinh không đáng có khi họ cần phải mở rộng hoạt động của TTDL.

    Giải pháp trung tâm dữ liệu linh hoạt chạy mô-đun có tính khả mở cao là một giải pháp hữu hiệu vì nó sẽ giúp các quản lý trung tâm dữ liệu điều chỉnh quy mô hệ thống rộng ra phù hợp với nhu cầu của người dùng cuối. Trách nhiệm của quản lý trung tâm dữ liệu là phải đảm bảo các trung tâm dữ liệu đang chạy đúng với mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp và phải triển khai các chiến lược đúng đắn trong đó có tính toán đến các kế hoạch hiện tại và cả tương lai nữa.

    PanKaj Sharma (Phó chủ tịch cao cấp, Bộ phận Giải pháp IT, Schneider Electric khu vực Đông Á)

    Nguồn Xã hội thông tin
     
  2. Facebook comment - Những ngộ nhận nhiều nhất về trung tâm dữ liệu

Share This Page