Quyết toán thuế TNCN năm 2013: Có 4 trường hợp phải kê khai

Discussion in 'Tin tức - Đồ chơi số' started by Robot Siêu Nhân, Feb 11, 2014.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 357)

    (XHTT) Quyết toán thuế cuối năm là một trong những khâu khá phức tạp, đòi hỏi các tổ chức, doanh nghiệp, kẻ cả các cá nhân có phát sinh khấu trừ thuế trong quá trình làm công (làm thuê), kinh doanh, buôn bán,… trong năm 2013. Phức tạp hơn, đó là sự thay đổi chính sách thuế, diễn ra vào giữa năm 2013 (kể từ 1/7), làm cho việc tính toán thêm phần phức tạp. Để không bị mất tiền (có thể lấy lại một phần) do việc tạm khấu trừ ngay thời điểm chi trả của cơ quan thuế, các cá nhân/tổ chức/doanh nghiệp đã chi trả buộc phải thực hiện công việc kê khai, quyết toán thuế trong năm 2013. Và một trong những cái khó của công việc này là phải có được mã số thuế thu nhập cá nhân (TNCN).


    4 trường hợp phải kê khai

    Theo văn bản hướng dẫn quyết toán thuế TNCN năm 2013 của Tổng cục Thuế mới đây (số 336/TCT-TNCN, ngày 24/1/2014), có 5 trường hợp sau đây cần phải kê khai, đó là: (1)- Tổ chức, cá nhân trả thu nhập thuộc diện chụi thuế TNCN, không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không phát sinh khấu trừ thuế; (2)- Tổ chức trả thu nhập chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi, giải thể hoặc phá sản theo quy định của Luật Doanh nghiệp, chậm nhất là ngày thứ 45 kể từ ngày có quyết định về việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi, giải thể hoặc phá sản; (3)- Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công, thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ hoạt động đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp, đại lý sổ số; (4)- Cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán, cuối năm nếu có yêu cầu áp dụng thuế suất 20% trên thu nhập tính thuế.

    Ngoài ra, điều kiện “có nhà thuê để ở tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên” (theo Luật Thuế TNCN mới) để xác định cá nhân cư trú, có hiệu lực áp dụng từ 1/7/2013. Trước ngày 1/7/2013, điều kiện trên được tính là 90 ngày. Việc xác định số ngày có nhà thuê để ở được căn cứ trên các hợp đồng thuê nhà, kể cả hợp đồng thuê ký trước ngày 1/7/2013.

    Tìm hiểu kỹ thông tin trước khi kê khai

    Để tránh mất thời gian, kể cả tiền bạc – thường bị “cò dịch vụ” quyết toán thuế qua thoại, trang mạng (rất nhiều, nếu tra tìm từ Google) dẫn dụ, người cần quyết toán thuế nên có sự tìm hiểu cẩn thận về những thông tin liên quan từ những địa chỉ đáng tin cậy – Đó là các trang của các cơ quan Thuế (trung ương/địa phương), thuộc Bộ Tài chính.

    Dưới đây là một vài địa chỉ đáng tin cậy, có thể giúp những cá nhân/tổ chức/doanh nghiệp có nhu cầu quyết toán thuế để tìm hiểu.

    Người quyết toán thuế nên truy cập vào trang của cơ quan Thuế địa phương mình ở để tìm hiểu những thông tin có liên quan trực tiếp đến mình, như thời gian/địa điểm làm thủ tục quyết toán, kể cả việc kê khai qua mạng (nếu có), và/hoặc những hướng dẫn cụ thể khác có tính chất địa phương. Chẳng hạn tỉnh có chính sách giảm thuế cho một mặt hàng/sản vật địa phương nào đó.

    [​IMG]

    Trang Web Thuế Việt Nam (ảnh chụp màn hình).

    Với những thông tin chính thống, có thể tìm hiểu trên trang Web Thuế Việt Nam (của Tổng cục Thuế - Bộ Tài chính) tại địa chỉ www.gdt.gov.vn . Tại đây, ta có thể xem được những văn bản mới nhất về lĩnh vực thuế, công tác hoàn thuế - Trong mục “Hệ thống văn bản”; Tìm hiểu/đặt các câu hỏi có liên quan đến mình và sẽ được trả lời trong mục “Hỏi đáp về Thuế”; Tìm hiểu cách kê khai thuế (trong ô “Hướng dẫn kê khai thuế” – cột dọc bên phải) đối với từng đối tượng cụ thể; Cách ủy quyền cho người khác quyết toán thuế cho mình; v.v.

    Cách tra cứu Mã số thuế cá nhân

    Để quyết toán thuế/hoàn thuế cho mình, đặc biệt là với những doanh nghiệp cần phải thuê nhiều hợp đồng thời vụ thường xuyên, các mã số thuế cá nhân – những người đã nhận chi trả trong năm – là không thể thiếu. Vì nhiều lý do, người chi trả không thể tập hợp được mã số thuế cá nhân của rất nhiều người tại thời điểm quyết toán, trừ những đối tượng được chi trả thường xuyên (có hợp đồng nhiều lần, hợp đồng dài hạn), đặc biệt là những lao động thời vụ trong một vài ngày, thậm chí chỉ một vài giờ nhưng nếu thiếu những cá nhân này, bộ hồ sơ sẽ không hoàn bị.

    Trang Web tncnonline.com.vn do Tổng cục Thuế lập ra để hỗ trợ mọi đối tượng có thể truy tìm Mã số thuế cá nhân của mình, của người khác hay những thông tin liên quan đến mã số thuế cá nhân (khi có được họ tên và mã số thuế) của một cá nhân nào đó, để phục vụ cho công việc quyết toán thuế.

    Rất dễ dàng, việc tra cứu MÃ SỐ THUẾ CÁ NHÂN gồm các bước sau (như hình bên dưới):

    + Truy cập vào trang Web: tncnonline.com.vn

    + Tại cửa sổ Tìm kiếm, kích chọn Cá nhân

    + Nhập số Chứng minh thư (CMND)

    + Nhập các chữ, số (màu đỏ) vào ô Xác nhận thông tin (chú ý chữ hoa, chữ thường)

    + Kích Tìm kiếm

    [​IMG]

    Quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2013 như thế nào?

    Do Luật Thuế thu nhập cá nhân (mới) được áp dụng từ 1/7/2013, nên nhiều người băn khoăn không biết tính quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2013 phải tính như thế nào. Liệu phải quyết toán thuế TNCN tách riêng làm hai giai đoạn, 6 tháng đầu năm riêng và 6 tháng cuối năm riêng hay gộp chung các khoản thu nhập và các khoản giảm trừ của cả 12 tháng để tính bình quân.

    Theo hướng dẫn quyết toán thuế TNCN năm 2013, công văn số 336/TCT-TNCN, ngày 24/1/2014 của Tổng cục Thuế, thu nhập tính thuế của cá nhân trong năm được tính riêng với 6 tháng đầu năm và 6 tháng cuối năm. Và thu nhập tính thuế bình quân tháng của năm 2013 được xác định bằng tổng thu nhập cả năm 2013 (12 tháng) trừ (-) tổng các khoản giảm trừ của cả năm sau đó chia cho 12 tháng, theo công thức:


    Thu nhập tính thuế bình quân tháng

    =

    Tổng thu nhập chịu thuế

    -

    Tổng các khoản giảm trừ


    _________________________________________________________________

    12 tháng


    Chẳng hạn: Năm 2013, ông M là cá nhân cư trú có thu nhập trong 6 tháng đầu năm là 20 triệu đồng/tháng, có tính giảm trừ cho bản thân và 1 người phụ thuộc; trong 6 tháng cuối năm ông M có thu nhập là 10 triệu đồng/tháng, có tính giảm trừ cho bản thân và 1 người phụ thuộc. Ngoài các khoản giảm trừ gia cảnh, ông M không có khoản giảm trừ nào khác. Như vậy, nếu cuối năm ông M thuộc diện quyết toán thuế thì thu nhập tính thuế bình quân tháng trong năm 2013 được xác định như sau:

    Tổng thu nhập chịu thuế: (20 triệu x 6 tháng) + (10 triệu x 6 tháng) = 180 triệu đồng.

    Tổng các khoản giảm trừ:

    (4 triệu + 1,6 triệu) x 6 tháng + (9 triệu + 3,6 triệu) x 6 tháng = 109,2 triệu đồng.

    Thu nhập tính thuế năm 2013: 180 triệu đồng – 109,2 triệu đồng = 70,8 triệu đồng.

    Và thu nhập tính thuế bình quân tháng của năm 2013 là:

    70,8 triệu đồng : 12 tháng = 5,9 triệu đồng.

    Thanh Trà

    Nguồn Xã hội thông tin
     
  2. Facebook comment - Quyết toán thuế TNCN năm 2013: Có 4 trường hợp phải kê khai

Share This Page