“Chuyện ấy” lần đầu – muộn tốt hơn sớm

Discussion in 'Tình yêu - Gia đình - Giới tính' started by bboy_nonoyes, Feb 26, 2013.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 399)

    Những câu chuyện về “lần đầu” làm "chuyện ấy" thường được phóng đại tô màu hết cỡ, khiến cho người nghe dễ có cảm giác, cái lần đầu ma quái này không bao giờ xảy ra trong thời gian đích thực. Thay vào đó, nó thường diễn ra sớm hơn nhiều, quá muộn hoặc không hề có.
    Bài liên quan: “Chuyện ấy” lần đầu – muộn tốt hơn sớm
    Cười vỡ bụng sự cố đêm tân hôn
    a>

    Lần đầu làm "chuyện ấy"
    Không biết làm gì trong 'lần đầu'


    Thêm nữa, đi kèm đề tài này bao giờ cũng là những lo sợ - không có gì ngạc nhiên, khi những nghiên cứu khoa học cũng quan tâm trước tiên vào khía cạnh những hậu quả tiêu cực có thể của việc bắt đầu sinh hoạt tình dục ở độ tuổi quá trẻ. Vấn đề ở đây chủ yếu muốn nói về những hậu quả thuộc dạng có thai ngoài ý muốn hoặc các bệnh hoa liễu, cũng như những rối loạn hành vi…
    Cuối cùng nhà khoa học Mỹ, chuyên gia tâm lý, GS Paige Harden (Đại học Texas ở Austin) đã đặt câu hỏi mang tính khách quan: độ tuổi, mà con người bắt đầu gom nhặt những trải nghiệm tình dục đầu tiên ảnh hưởng thế nào đến mối quan hệ hôn nhân trong tương lai.
    [​IMG]
    Làm "chuyện ấy" muộn hơn sẽ tốt cho hôn nhân của bạn (Ảnh minh họa)
    Tổng kết vắn tắt kết quả nghiên cứu của GS Harden có nội dung: ai thực hiện mối quan hệ tình dục đầu tiên sau tuổi 20, người ấy thường có tối hiểu 30 năm sống trong hôn nhân ổn định và hài lòng với mối quan hệ đó. Và ngược lại: ai bắt đầu sinh hoạt tình dục sớm hơn, về mặt thống kê sẽ có số đối tác nhiều hơn và thường không hài lòng với những mối quan hệ đó.
    Nhà khoa học Mỹ đã thu thập và tổng hợp kết quả những nghiên cứu giai đoạn dài được thực hiện với sự tham gia của trên 1.500 anh chị em - đối tượng trong những khoảng cách thời gian định kỳ đã trả lời những câu hỏi, lần đầu “làm chuyện ấy” năm bao nhiêu tuổi. Trong đó ít hơn 15 tuổi đồng nghĩa với sự khởi đầu sinh hoạt tình dục sớm, giữa 15 và 19 tuổi – là độ khởi đầu bình thường, trái lại đối tượng gác lại “chuyện này” đến sau 20 tuổi – sẽ được coi là bắt đầu muộn.
    Riêng với trường hợp người tham gia là đối tượng cùng giới, GS Harden đã loại bỏ một số nhân tố có thể làm sai lệch kết quả nghiên cứu. Bởi lẽ cùng là anh em (trai) hoặc chị em (gái) thường lớn lên trong hoàn cảnh giống nhau, có thể rút hẹp phạm vi nghiên cứu, mà mục đích là việc trả lời cho câu hỏi: liệu sự trưởng thành về tình cảm trong mối quan hệ và sự hài lòng trong mối quan hệ trong những năm sau xuất phát từ lịch sử tình dục hay phụ thuộc vào tác động của những yếu tố như trình độ văn hóa, tài sản của gia đình và yếu tố tín ngưỡng.
    [​IMG]
    Nên chuẩn bị tốt kiến thức và tâm lí trước khi bắt đầu làm "chuyện ấy" (Ảnh minh họa)
    Thực tế cho thấy, ngay với anh (chị) em một nhà, nếu hai người bắt đầu “chuyện ấy” vào những lứa tuổi khác nhau, kết quả về mặt thống kê cũng y hệt nghiên cứu đại trà.
    Tại sao khởi đầu sinh hoạt tình dục muộn phát huy tác dụng đảm bảo mối quan hệ hôn nhân ổn định lâu dài và như ý? Theo GS Paige Herden, có nhiều khả năng những người gác lại quyết định đáp ứng nhu cầu thầm kín sớm là đối tượng đặc biệt “kỹ tính” và họ chỉ chọn đối tác – một khi đã hội đủ những điều kiện tạm đủ, để đảm bảo hôn nhân mỹ mãn.

    Xem thêm chủ đề: chuyen ay, lan dau, quan he tinh duc, hon nhan, moi quan he, hai long, nhu cau, sinh li, tinh yeu gioi tinh, bao phu nu
    Nguồn EVA.VN
     
  2. Facebook comment - “Chuyện ấy” lần đầu – muộn tốt hơn sớm

Share This Page