Mâm ngũ quả 3 miền ngày Tết

Discussion in 'Trổ tài vào bếp' started by bboy_nonoyes, Jan 27, 2014.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 308)

    Tuy nhiên, ở 3 miền thì mâm ngũ quả có sự sắp xếp khác nhau và mỗi loại quả đều mang ý nghĩa riêng biệt nhất định theo mỗi vùng.

    Nguồn gốc và ý nghĩa

    Thuyết Phật giáo cho rằng, mâm ngũ quả bắt đầu xuất hiện trong lễ Vu Lan (lễ báo ân cha mẹ), Mục Kiều Liên cứu mẹ khỏi kiếp ngạ quỷ có nhắc đến việc chuẩn bị mâm ngũ quả dưới hình thức trái cây 5 màu để cúng chư Tăng.

    Cũng nhiều người giải thích rằng, Ngũ (là năm), là biểu tượng chung của sự sống. Ngũ quả chỉ sự tập trung đầy đủ các loại trái cây trong đất trời dùng thờ cúng. Thêm vào đó cư, dân vùng nông nghiệp, ngũ cốc được coi trọng nhiều hơn Ngũ quả. Trong sách Chiêm thư, người ta thường nhìn Ngũ Quả để dự đoán cái được và mất của các mùa vụ lương thực trong năm. Lâu dần, điều này lại biến thành tập tục, "ngũ quả" có thể tượng trưng cho sự cầu thị được mùa của người nông dân. Chọn 5 thứ quả theo quan niệm người xưa là ngũ hành ứng với mệnh của con người. Chọn số lẻ tượng trưng cho sự phát triển, sinh sôi.

    [​IMG]

    Mâm ngũ quả ngày Tết (Ảnh: Internet)

    Còn Quả biểu tượng cho sự sung túc qua cấu tạo của nó: bên trong chứa hạt tượng trưng cho sao, quả bao lấy là Vũ trụ, ý nghĩa là sự sinh sôi trường tồn tái sinh bất tận của sự sống. Mỗi loại quả có ý nghĩa riêng qua hình dáng, cấu tạo, hương vị, màu sắc và cách đọc tên.

    Màu sắc của mâm thường hay tuân theo ngũ hành. Các loại quả dùng thường mang các sắc màu theo quan niệm là có tính may mắn: Đỏ (may mắn phú quý), Vàng (sung túc),...

    Tuy nhiên, ngày nay mâm ngũ quả được sắp xếp và thay đổi nhiều tùy thuộc vào sản vật mỗi vùng. Cũng chính vì thế mà mâm ngủ quả 3 miền có sự khác nhau nhất định.

    Mâm ngũ quả 3 miền

    Mâm ngũ quả của người miền Bắc thường gồm: chuối, bưởi, đào, hồng quýt hay chuối, ớt, bưởi, quất, lê. Có thể thay thế bằng cam, táo, lê, lê-ki-ma… Tuy nhiên nải chuối xanh thì không thể thiếu. Cũng theo đó, chuối xanh - ứng với mùa Xuân (hành mộc). Nải chuối như bàn tay ngửa, hứng lấy những gì tinh túy nhất của mùa Xuân để đọng thành quả ngọt; nó còn có ý nghĩa che chở, bảo bọc.

    [​IMG]

    Trong mâm ngũ quả của người miền Bắc không thể thiếu nải chuối xanh (Ảnh: Internet)

    Còn quả Phật thủ màu vàng - tượng trưng hành thổ nên được đặt ở giữa, trong lòng nải chuối. Phật thủ là loại quả có mười cánh múi chụm lên như 10 ngón tay nên dân gian gọi là tay Phật. Phật thủ được trưng lên bàn thờ với niềm cầu mong được bàn tay Phật trời ban phúc lộc. Nếu không tìm được Phật thủ, có thể thay bằng quả bưởi chín vàng, cũng mang ý nghĩa tương tự.

    [​IMG]

    Phật thủ được trưng lên bàn thờ với niềm cầu mong được bàn tay Phật trời ban phúc lộc (Ảnh: Internet)

    Tiếp theo, ba loại quả khác có các màu đỏ (ứng với mùa Hạ - hành hỏa) như ớt sừng, cam-quýt chín, trứng gà, hồng…; màu trắng (ứng với mùa Thu - hành kim) như roi, đào; màu đen (ứng với mùa Đông - hành thủy) như mận, hồng xiêm…

    [​IMG]

    Một mâm ngũ quả đơn giản của miền Bắc

    Nói chung, người miền Bắc không có phong tục khắt khe về mâm ngũ quả và hầu như tất cả các loại quả đều có thể bày được, miễn là nhiều màu sắc.

    Mâm ngũ quả người miền Nam gồm mãng cầu Xiêm, dừa (hay dưa), đu đủ, xoài, sung, với ngụ ý "cầu sung (túc) vừa đủ xài" . Đôi khi thêm trái dứa (người Nam gọi là "thơm") và thường là phải có một cặp dưa hấu để riêng bên cạnh. Theo nhiều người chia sẻ, khác với người Bắc là gia đình người miền Nam thường kiêng kỵ thờ quả có tên mang ý nghĩa xấu nên mâm trái cây của họ không có chuối (vì âm chuối đọc như "chui nhủi", ngụ ý thất bại), cam ("quýt làm cam chịu"), lê ("lê lết"), táo (người Nam gọi là "bom"), lựu ("lựu đạn") và không có cả sầu riêng, dù người Nam bình thường rất thích ăn sầu riêng, và không chọn trái có vị đắng, cay.

    [​IMG]

    Mâm ngũ quả miền Nam không bao giờ có chuối xanh

    Do trái cây ngày càng nhiều, loại nào cũng ngon, bổ nên để thể hiện sự thành kính với tổ tiên, đồng thời cũng nhằm thể hiển tính thẩm mỹ độc đáo, mâm ngũ quả ngày càng phong phú hơn. Người ta cũng không câu kệ cứng nhắc “ngũ quả” nữa mà có thể là bát, cửu, thập quả. Nhiều hơn, nhưng người ta vẫn gọi là “mâm ngũ quả” và dù đựng trong đĩa cũng vẫn gọi theo xưa là “mâm." Bởi đó đã trở thành một tập tục văn hóa có lịch sử bao đời.

    Người miền Trung không quá câu nệ hình thức ý nghĩa của mâm ngũ quả, mà chủ yếu có gì cúng nấy, thành tâm dâng kính tổ tiên. Mặt khác, người miền Trung do chịu sự giao thoa văn hóa 2 miền Bắc - Nam nên mâm ngũ quả vẫn bày biện đủ: chuối, bưởi, hồng xiêm, cam, lê ki ma, thanh yên... Rất phong phú!

    Tuy mỗi miền mỗi khác, nhưng tựu trung lại, mâm ngũ quả trên bàn thờ ngày Tết vẫn là nơi hội tụ của hồn quả, hương cây, của nếp văn hóa dân tộc và của ý nguyện cầu hòa, an, đủ của người dân Việt.

    Lưu ý khi chọn quả

    Chị em lưu ý, khi mua quả về không nên rửa ngay vì sẽ khiến cho quả sớm bị héo hoặc thối nếu nước bị đọng lại. Chị em chỉ cần dùng khăn giấy ẩm lau sạch quả là được. Với những quả bưởi mà vỏ bị ố vàng hay mốc xanh, có thể hòa chút nước vôi sạch, thấm vào khăn lau đều sẽ cho vỏ bưởi vàng mà không lo đọng nước, héo bưởi.

    Không nên chọn những quả đã chín đẹp để thờ vì chỉ vài ngày là quả có thể bị chín quá, héo và thối hỏng. Do đó, khi chọn, chị em chỉ nên chọn những quả già thôi nhé!


    Xem thêm chủ đề: mam ngu qua, cach sap xep mam ngu qua, mam ngu qua ngay tet, mon ngon ngay tet, nhung mon an ngon, các món ăn ngon, bep eva, mon ngon, mon ngon moi ngay, mon ngon de lam, mon an ngon, mon ngon viet nam, am thuc, am thuc viet nam, nau an, nau an ngon, mon ngon cuoi tuan, thuc don hang ngay, bep eva, gia dinh, bao gia dinh, phu nu, bao phu nu, the gioi phu nu, eva

    Nguồn EVA.VN
     
  2. Facebook comment - Mâm ngũ quả 3 miền ngày Tết

Share This Page