Xu hướng của giao diện người dùng

Discussion in 'Tin tức - Đồ chơi số' started by Robot Siêu Nhân, Oct 21, 2013.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 381)

    Những thay đổi về giao diện người dùng trong suốt thời gian qua đã mang lại nhiều yếu tố có tính cách mạng của ngành công nghệ, quyết định sự thành bại của một sản phẩm trong quá trình đi đến người dùng cuối.

    [​IMG]
    Giao diện Apple 2013
    Những ngày đầu (1995-2003)
    Những năm giữa thập niên 90, giao diện người dùng tại thời điểm đó đơn giản và nguyên thủy. Mọi thứ trên hiễn thị trên màn hình đơn thuần chỉ là các nút bấm, thực đơn và các liên kết được tạo ra để dễ dàng click vào.

    [​IMG]
    Giao diện Apple 1997
    Tài liệu được mô tả bằng ngôn ngữ HTML thành các trang web, nơi mà tất cả mọi người có thể xem và truy cập bằng trình duyệt (browser) nếu họ đang trực tuyến. Những trang web này được gọi là các trang web thế hệ đầu tiên, có giao diện tập trung rất nhiều văn bản, màu sắc và đồ họa hạn chế với cách bố trí tuyến tính. Giao diện này cọi là giao diện hướng web, hay ngắn gọn là giao diện web. Còn giao diện người dùng trên các ứng dụng phần mềm hướng tới các chuyên gia nhiều hơn.
    Cuộc chiến trình duyệt giữa Microsoft và Netscape từ năm 1996 đến 1999, hay cuộc chiến của các nhà phát triển phần mềm cho đến nay đã thúc đẩy sự phát triển của giao diện người dùng trên Internet cũng như trên các ứng dụng.

    Trong một thời gian, các nhà phát triển giao diện người dùng cho rằng tiêu chuẩn vàng chính là giao diện máy tính để bàn. Việc Microsoft hoàn thiện giao diện web dành cho Outlook năm 2003 là minh chứng điển hình và là đỉnh cao tại thời điểm này.

    Skeumorphis và Web 2.0 (2003-2010)

    [​IMG]
    Giao diện đặc trưng của Web 2.0.
    Năm 2003 là năm bắt đầu chu kì phát triển thịnh vượng của Internet nói riêng cũng như ngành công nghệ nói chung sau thời gian suy thoái bởi Bong bóng Dot Com (2001).
    Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, các nhà phát triển giao diện người dùng đã tạo ra các “siêu phẩm” trong khoảng thời gian 2003-2010.

    Đầu tiên phải kể đến Apple với thiết kế Skeumorphis. Đây là phong cách mà Apple đã sử dụng trong một thời gian dài, bắt đầu từ thế hệ iPhone đầu tiên. Màn hình cảm ứng của iPhone thực sự trực quan khiến người dùng không hề cảm thấy lạ lẫm trước hệ thống biểu tượng qua thiết kế Skeuomorphic với chi tiết, màu sắc và sự linh động thú vị.

    Với Internet thì đó chính là sự ra đời của thế hệ Web 2.0 với cách tiếp cận người dùng đa đối tượng. Từ nhu cầu của người dùng và mục đích của website, giao diện người dùng trở nên đa dạng, từ đơn giản tới cầu kỳ, từ mộc mạc tới đa màu sắc.

    Giao diện phẳng và mỏng – xu hướng hiện nay trên Internet

    [​IMG]
    Giao diện trên Windows Phone 8 và Apple’s iOS 7.
    Làm thế nào mà hầu hết mọi người đang yêu thích thiết kế hình khối, giữ vững cấu trúc, hấp dẫn trực quan của giao diện thời kỳ 2003 – 2010 lại có thể chuyển ngay qua phong cách phẳng và kiểu chữ đơn giản? Có nhiều yếu tố, những điểm nổi bật được nhắc đến sau đây:
    Thông tin quá tải

    Chúng ta đang sống trong một nền văn hóa liên tục kết nối và dòng thông tin không ngừng chảy. Trong dòng chảy này, có một số điều quan trọng, có giá trị còn hầu hết là không. Chúng ta luôn phải đánh giá, chọn lọc nội dung phù hợp, điều đó gây phiền toái và mệt mỏi. Phần lớn nội dung xuất hiện trên các thiết bị di động mà màn hình lại quá nhỏ dẫn đến cảm giác bị quá tải thông tin.

    Giảm sự lộn xộn quá tải trong giao diện người dùng trở thành yêu cầu cấp bách và tạo ra một xu hướng mới, không quá sang trọng phô trương, đã được ra đời.

    Đơn giản là vàng
    Trong một xu hướng tương tự, các ứng dụng web và dịch vụ hiện nay có xu hướng tập trung, đơn giản tính năng để đáp ứng nhu cầu của người dùng.

    Trong khi đó, các nhà phát triển phần mềm truyền thống lại có xu hướng đưa các tính năng tiêu biểu hiển thị nổi bật. Từ đó, các ứng dụng đơn giản cũng được hỗ trợ giao diện đơn giản hơn.

    Nội dung luôn là số 1
    Đối với các sản phẩm, công nghệ mới tiến vào thị trường , chúng ta luôn cảm thấy hứng thú với những gì nó có thể làm được và tương tác như thế nào. Giao diện có thể tùy biến nhưng nội dung là điều đáng chú ý nhất. Nội dung ở đây bao gồm văn bản, audio, video có mặt trong hầu hết các tương tác của người dùng với thiết bị, còn giao diện tập trung vào chức năng định hướng.

    Ngôn ngữ công nghệ

    Smartphone và tablet được phổ biến giúp các nhà sản xuất thiết bị tiếp cận được hầu hết các đối tượng tiềm năng mà không đòi hỏi quá nhiều về hiểu biết kĩ thuật.

    Các nhà sản xuất không còn phải lo lắng khi người dùng có thể dễ dàng kiểm soát được thiết bị, Windows 8 và Chrome thậm chí còn hỗ trợ các lệnh cảm ứng bắt đầu màn hình, mà không có bất kỳ thông báo trực quan nào.

    Ảnh hưởng của công nghệ

    Kích thước màn hình và mật độ điểm ảnh là những yếu tố cố định của phần cứng. Giao diện đòi hỏi thiết kế phải đồng bộ và nằm trong giới hạn phần cứng, cũng như tác động lại hiệu quả phục vụ của thiết bị. Ví dụ, kích thước phông chữ sẽ quyết định tính thẩm mĩ và khả năng sử dụng của một thiết kế phẳng.

    Đúng là không thực sự may mắn khi mà thiết bị của bạn không thể xử lý được các mức độ sắc thái. Kích thước màn hình, độ phân giải đang tăng nhanh chóng trên thiết bị, mỏng và nhỏ hơn có thể giúp giao diện trình bày rõ ràng và chi tiết hơn.

    Nguồn PC World VN
     
  2. Facebook comment - Xu hướng của giao diện người dùng

Share This Page