Bệnh nấm da phát triển vào mùa mưa

Discussion in 'Sống khỏe' started by bboy_nonoyes, Oct 7, 2013.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 360)

    Không khí nóng ẩm và những đợt mưa bất chợt là điều kiện tạo ra một môi trường thuận lợi cho các loại vi sinh vật và côn trùng độc hại phát triển.


    Nấm thường được sinh sản và phát triển trong môi trường ẩm ướt. Khí hậu nóng, ẩm, nhiệt đới gió mùa như Việt Nam là điều kiện thuận lợi để chúng sinh sôi và bùng phát, nhất là trong mùa mưa này. Nấm da là một trong những vấn đề y khoa phổ biến ở nước ta, bệnh biểu hiện dưới rất nhiều dạng khác nhau.

    [​IMG]

    Theo bác sĩ Huỳnh Huy Hoàng - chuyên khoa Da liễu TP HCM, số bệnh nhân nhiễm vi nấm ngoài da ở Việt Nam khá nhiều, xếp hàng thứ hai trong số những bệnh điều trị tại các cơ sở chuyên khoa da liễu, chỉ sau bệnh chàm (Eczema). Nhiều nguyên nhân gây nhiễm vi nấm, nhưng phổ biến nhất vẫn là do thói quen ăn ở kém vệ sinh, phong tục tập quán ở nhiều nơi còn hạn chế dẫn đến cơ hội cho bệnh về da nói chung và bệnh nấm da nói riêng phát triển.

    Những loại bệnh liên quan đến nấm da thường gặp là nấm chân, nâm bẹn, nấm tóc... Trong đó, nấm chân là loại bệnh dễ mắc phải nhất trong số các loại nấm da vào mùa mưa do thói quen đi giày, vớ. Khi gặp mưa, tất bẩn và ẩm sẽ là mảnh đất lý tưởng để nấm chân “trú ngụ”.

    [​IMG]

    Nấm móng: tác nhân do vi nấm Trichophyton hoặc Candida gây nên. Tình trạng bệnh xuất hiện khi móng mất màu bóng, bị trồi lên hoặc khuyết vào, trên mặt móng lỗ chỗ hoặc khứa rãnh. Dưới rãnh có chất như bột vụn. Móng sẽ càng ngày càng bị sù sì, màu vàng hoặc đục. Bệnh có thể lây từ móng này sang móng khác.

    Nấm bẹn: Nguyên nhân gây ra bệnh là do sống trong môi trường không vệ sinh, người ra nhiều mồ hôi mà ít tắm giặt, bơi lội trong vùng nước bẩn. Từ một bên bẹn nấm sẽ lan sang bên kia lên mông, thắt lưng.

    Nấm tóc (gàu): Theo thống kê, hơn 70% dân số Việt Nam bị gàu. Nguyên nhân chính là do vi nấm Pityrosporum Ovale gây ra. Thực tế loại nấm này luôn tồn tại trên da đầu chúng ta với số lượng ít nên không gây ảnh hưởng. Tuy nhiên, khi da bị tróc nhiều, vi nấm này sẽ “tấn công” dẫn đến gàu và làm ngứa da đầu. Gàu cũng có thể xuất hiện do bạn đội mũ quá chật, đội mũ bảo hiểm khi tóc ẩm ướt hay do căng thẳng tâm lý… Ngoài những bệnh phổ biến trên, những loại bệnh nấm da khác cũng dễ gặp là hắc lào, lang ben, nấm kẽ… Bệnh này rất dễ lây lan đến các vị trí khác trên cơ thể mình và cho cả người khác qua phương thức lây truyền trực tiếp.

    Bác sĩ Huỳnh Huy Hoàng cho biết nếu mắc phải loại bệnh này, trước tiên, bạn phải luộc sôi quần áo có nhiễm nấm; không nên dùng chung khăn lau, quần áo với người khác và tránh gần gũi, chung đụng với thú nuôi trong nhà bị rụng lông bất thường. Giữ gìn vệ sinh ngay khi có thể như việc rửa và lau khô tay chân hay thường xuyên gội đầu, tắm. Để điều trị, bạn có thể dùng thuốc thoa hay dầu gội có Ketoconazole 2%. Với thuốc thoa thì dùng mỗi lần mỗi ngày từ 2 đến 4 tuần. Dầu gội có Ketoconazole 2% được chỉ định 2 lần một tuần trong 2-4 tuần, nếu bị lang ben thì nên tắm liên tục trong vòng 5 ngày.

    Khi nhiễm bệnh, một số người thường sử dụng phương thức dân gian để chữa trị, cũng có người dùng thuốc uống hoặc thuốc bôi hay kết hợp với dầu gội có chứa Ketoconazol 2% tùy theo tình trạng nhiễm nấm. Loại thuốc bôi có ưu điểm là không có màu, mùi thơm, không gây lột da, không sưng đau nhưng cũng có thể gây ra những dị ứng nhẹ, thuốc uống thì nhất thiết phải theo toa của bác sĩ. Thực tế, các bệnh da nhiễm vi nấm rất nhiều loại nên bệnh nhân khi gặp phải cần sớm đến bác sĩ chuyên khoa da liễu để xác định chính xác bệnh để trị dứt điểm và ít tốn kém hơn.

    Phương Thảo

    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Bệnh nấm da phát triển vào mùa mưa

Share This Page