Bị kim tiêm đâm có lây HIV?

Discussion in 'Sống khỏe' started by bboy_nonoyes, Sep 20, 2013.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 370)

    Bạn trai tôi do bất cẩn đã bị một đầu kim tiêm đâm. Tại thời điểm đó do vô ý không nghĩ đến khả năng kim tiêm có máu HIV nên không thực hiện sơ cứu. Hiện tại chúng tôi rất hoang mang và đang chờ kết quả xét nghiệm PRC-HIV.


    Xin bác sĩ cho tôi biết về khả năng tồn tại của virus HIV trong điều kiện thông thường ngoài môi trường tế bào như thế nào (ví dụ trên đầu kim tiêm và trong môi trường bình thường).

    Chúng tôi đang chờ kết quả xét nghiệm PRC-HIV nhưng thực sự rất hoang mang, không biết độ chính xác của kết quả xét nghiệm trên là bao nhiêu khi thực hiện ở ngày thứ 6 sau khi bị thương. Tôi nên làm những gì để bạn mình đỡ hoang mang, thưa bác sĩ? (Loan).

    [​IMG]
    Ảnh minh hoạ: alo.

    Trả lời:

    Chào chị,

    Câu hỏi đầu tiên của chị virus HIV sống ngoài tế bào, cụ thể là ở kim tiêm, được khoảng bao lâu. Tôi xin chia sẻ như sau:

    HIV là virus, sống nội bào, khi ra khỏi tế bào, thời gian sống của chúng tính bằng giờ. Một cách tổng quát, nếu không có máu, virus HIV có thể tồn tại khoảng vài giờ trong môi trường rồi chết đi. Nếu trong môi trường có máu, thời gian này có thể kéo dài đến khoảng một tuần.

    Với trường hợp kim tiêm, giới y tế tạm chia ra hai tình huống. Một là kim tiêm mới là khi quan sát thấy kim tiêm còn sạch, mũi kim còn sáng, hay mới quan sát thấy người khác vừa sử dụng, hoặc khi kim tiêm phát hiện ở các điểm đang tiêm chích. Kim tiêm cũ là các kim tiêm bám bụi bẩn bên ngoài, mũi kim sét rỉ, điểm tiêm đã lâu không có người tiêm chích. Trên thực tế, với các kim tiêm cũ, rỉ sét, nguy cơ lây nhiễm HIV gần như không còn.

    Với tình huống bị kim đâm, sơ cứu ban đầu tỏ ra không hiệu quả với lây nhiễm HIV. Các hành động nặn máu, nắn bóp vào vết kim đâm không làm giảm khả năng virus xâm nhập, mà vô hình chung làm tăng thêm khả năng virus xâm nhập vì tạo ra thêm những tổn thương “viêm”. Khi bị kim đâm, tốt nhất nên đến ngay dịch vụ y tế để được xem xét điều trị dự phòng sau phơi nhiễm.

    Vấn đề thứ hai mà chị quan tâm xét nghiệm PCR-HIV có giá trị như thế nào?

    Xét nghiệm PCR – HIV (polymerase chain reaction) là xét nghiệm nhằm phát hiện sự hiện diện của virus HIV thông qua việc phát hiện chính thành phần nhân di truyền của chúng thông qua một chuỗi phản ứng làm tăng lượng gene. Do bản chất của xét nghiệm trực tiếp tìm virus HIV, xét nghiệm này được xem là có độ chính xác cao nhất với độ nhạy và độ đặc hiệu lên đến 90-95. Ưu điểm thứ hai của xét nghiệm này là có thể phát hiện sớm hơn, đa số có thể có chẩn đoán chính xác về tình trạng nhiễm HIV sau khoảng 3-4 tuần.

    Do vậy xét nghiệm PCR được khuyến cáo sử dụng cho những trường hợp mới phơi nhiễm, với tiền sử không có hành vi nguy cơ trước đó, và thường được sử dụng sau 2 tuần để cho giá trị chẩn đoán chính xác.

    Tình huống của anh chị, xét nghiệm vào thời điểm 6 ngày tính từ lúc phơi nhiễm, mặc dù hơi sớm, nhưng vẫn có thể cho kết quả gần như chính xác. Sau thời gian cửa sổ 3 tháng, anh chị có thể làm lại xét nghiệm tìm kháng thể thông thường như một lần tái kiểm tra.

    Anh chị không nên quá lo lắng. Vì nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, tỷ lệ lây nhiễm HIV cho một lần bị kim đâm là rất thấp, vào khoảng 0,3-0,5%. Hơn nữa không phải kim tiêm nào cũng có dính máu HIV nên nguy cơ lây nhiễm càng khó xảy ra.

    Thân ái.

    BS Nguyễn Tấn Thủ
    Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Sức khoẻ Nam giới

    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Bị kim tiêm đâm có lây HIV?

Share This Page