Nhân viên ngân hàng đột tử vì làm việc thâu đêm

Discussion in 'Sống khỏe' started by bboy_nonoyes, Aug 23, 2013.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 407)

    Cái chết của một thực tập sinh 21 tuổi tại Ngân hàng Merill Lynch (Mỹ) dấy lên câu hỏi về mối nguy khi làm việc quá lâu mà không ngủ.


    Moritz Erhardt, thực tập sinh 21 tuổi tại ngân hàng Mỹ Merill Lynch qua đời khi đang trải qua kỳ thực tập kéo dài 7 tuần ở London. Erhardt được tìm thấy bất tỉnh trong căn hộ ở phía đông London hôm thứ năm tuần trước (15/8).

    Một phát ngôn viên cảnh sát London cho biết, nguyên nhân cái chết vẫn chưa được xác định. Song một thực tập sinh khác, sống cùng tòa nhà với Erhardt cho biết, chàng sinh viên người Đức này đã làm việc thâu đêm suốt mấy tuần cuối kỳ thực tập.

    "Cậu ấy đã làm suốt 8 tiếng buổi đêm trong 2 tuần liền", thực tập sinh giấu tên nói với tờ The Indepedent của Anh.

    [​IMG]

    Chàng thực tập sinh 21 tuổi Moritz Erhardt. Ảnh: Standard.co.uk.


    Một thực tập sinh khác cho tờ báo biết, tất cả sinh viên trong chương trình thực tập này đều cố làm việc vì cạnh tranh cho công việc được trả lương cao đó.

    "Tất cả chúng tôi đều làm việc nhiều giờ. Riêng những người thường xuyên làm việc tới tận 3-4h sáng là làm trong các ngân hàng đầu tư", người này nói. Những người làm việc ở thị trường tài chính sẽ phải có mặt tại cơ quan lúc 6h sáng nhưng không phải ở lại muộn, vì thế thời gian rời cơ quan là do bạn quyết định", anh chàng cho biết.

    Trên trang diễn đàn tài chính Wallstressoasis.com, một bình luận viết rằng Erhardt đã thức trắng 3 đêm trước khi được phát hiện bất tỉnh.

    John McIvor, đại diện Ngân hàng Mỹ Merrill Lynch cho biết, công ty rất "sốc và đau buồn" trước cái chết của Erhardt. "Anh ấy được đồng nghiệp yêu mến và là thực tập sinh xuất sắc với tương lai đầy hứa hẹn”, vị này nói. Công ty không bình luận gì thêm về nghi vấn Erhardt đã làm việc nhiều đêm trước khi chết.

    Theo các chuyên gia, làm việc chịu áp lực cao với thời gian kéo dài có thể gây nên các vấn đề về sức khỏe trước mắt và rất đáng lo ngại.

    Vào thập kỷ trước, ngành y tế - lĩnh vực mà các thực tập viên hay bác sĩ mới vào nghề phải đối mặt với thời gian làm việc dài, đã bắt đầu điều chỉnh lịch làm việc. Vào năm 2003, nhân viên y tế không được phép làm việc quá 80 giờ mỗi tuần và năm 2011, các bác sĩ năm đầu không được làm việc liên tục quá 16 giờ.

    "Có nghiên cứu cho thấy nếu một người thức suốt 20-24 giờ, họ có thể bị suy yếu, tương đương như người có mức 0,01 độ cồn trong máu", tiến sĩ Charles Bae tại Trung tâm kiểm soát rối loạn giấc ngủ Cleveland (Mỹ) cho biết.

    Bae cũng chỉ ra rằng những người không ngủ có thể nghĩ là họ không suy yếu như thực tế diễn ra, tương tự như người say tin là họ có thể lái xe về nhà an toàn. "Cơ thể cần được nghỉ ngơi để dịu lại và các tế bào cần được sửa chữa", Bae nói.

    Những người thiếu ngủ có thể ngay lập tức bị ảnh hưởng chức năng sinh lý, bao gồm thay đổi mức insulin, nội tiết tố và hệ thống miễn dịch. Tiến sĩ Charles Czeisler, Trưởng bộ môn các vấn đề về giấc ngủ tại Trường Y Harvard cho biết, giấc ngủ là một "nhu cầu sinh học cơ bản". "Giấc ngủ cần thiết cho cuộc sống. Các động vật bị tước đoạt giấc ngủ chết trong vòng 3 tuần", Czeisler nói.

    Trong khi nguyên nhân gây ra cái chết của Erhardt còn chưa được xác định, tiến sĩ Czeisler cho biết một số ngành như tài chính, y tế, tạo áp lực khiến các nhân viên mới phải làm việc nhiều vào ban đêm, đặt sức khỏe của họ vào tình trạng nguy hiểm.

    "Nếu đúng là chàng thực tập sinh ấy chịu áp lực làm việc suốt 72 tiếng, đã đến lúc ngành dịch vụ tài chính cần có kế hoạch để tránh những bi kịch như thế này", Czeisler nói.

    Vương Linh (theo Abcnews)

    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Nhân viên ngân hàng đột tử vì làm việc thâu đêm

Share This Page