Nỗi khổ của quý ông phải kiêng rượu ngày Tết

Discussion in 'Sống khỏe' started by bboy_nonoyes, Feb 9, 2013.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 451)

    Cầm đơn thuốc của bác sĩ với dòng ghi chú tuyệt đối kiêng rượu bia, chất kích thích, anh Hải ( 39 tuổi, Tây Hồ, Hà Nội) mặt méo xệch. Tết này có lẽ anh đành cáo ốm, nằm nhà.
    Vốn là dân xây dựng, nên việc ký kết hợp đồng trên bàn rượu được coi như cơm bữa. Vì thế, với anh Hải việc “cai” rượu chẳng khác nào… cực hình.
    Khoảng nửa năm trước, ngón chân cái bên phải của anh bắt đầu sưng tấy, nóng ran, đau dữ dội. Lúc đó, anh nghĩ chắc do phải đi lại quá nhiều nên không đi khám. Được 3 hôm, ngón chân phía đối diện cũng tiếp tục sưng, sau đó tự khỏi. Những lần sau cũng như thế. Chỉ đến khi, cả ngón tay và chân cùng sưng đối xứng, xung quanh các khớp xuất hiện u cục anh mới chịu đi khám thì đã bị gout.
    “Bác sĩ nói tôi phải bỏ rượu, kể cả rượu vang, rượu thuốc. Giờ ngồi tiếp khách, thay vì uống rượu, phải uống nước lọc. Chưa kể, Tết đến đi chúc họ hàng, bạn bè, đối tác, cũng không được uống. Người hiểu thì có thể cảm thông, người không hiểu nhất là những đối tác làm ăn… họ cho mình không thật lòng. Kiểu này Tết phải cáo ốm ở nhà mất thôi”, anh Hải buồn bã nói.
    [​IMG]
    Những người mắc bệnh mãn tính như cao huyết áp, tim mạch, gút... nên hạn chếrượu bịa trong những ngày Tết. Ảnh minh họa: P.N.
    Cũng lâm phải hoàn cảnh khó xử như anh Hải, anh Minh Long (43 tuổi, Xuân Trường, Nam Định) được bác sĩ dặn dò kiêng uống rượu bia nếu không muốn nhập viện trong mấy ngày Tết.
    Trước đó thi thoảng, anh lại thấy đau ngực hoặc hơi đau đầu, nhưng anh nghĩ không sao. Đợt vừa rồi, công ty tổ chức khám sức khỏe định kỳ anh mới ngả ngửa khi bác sĩ bảo anh bị tăng huyết áp. Kéo theo đó là chế độ ăn uống, thuốc thang, đặc biệt phải kiêng rượu.
    “Tết nhất anh em trong nhà tụ tập mà không có chén rượu là mất vui. Trong cùng mâm họ uống mà mình không uống thì cũng không được. Nói thật chứ chắc vẫn phải uống thôi, chắc uống ít thì không sao”, anh Long cười trừ nói.
    Anh cũng cho biết, nhiều bạn bè đã chỉ cho anh một số “tuyệt chiêu” để uống rượu mà như không uống. Có người thì bảo đóng bỉm trẻ em vào ống tay áo, sau đó thì giả vờ chạt chùi miệng rồi nhả rượu vào đó. Người khác thì bảo là nhè rượu luôn vào áo.
    Không chỉ những người mắc bệnh mãn tính mới nên kiêng rượu, mà những người khỏe mạnh cũng nên hạn chế rượu bia trong những ngày này. Uống quá nhiều rượu có thể dẫn đến ngộ độc, về lâu dài đều ảnh hưởng đến gan, dạ dày, tim mạch…
    Bác sĩ Lê Thị Phương, Bệnh viện Đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội cho biết, trong phác đồ cấp cứu bệnh nhân ngộ độc rượu thường tiêm vitamin B1. Vì thế, nếu không thể không uống rượu, thì trước khi vào bữa tiệc bạn nên uống 10 viên B1 loại 0,01g, ăn lót dạ một chút cơm hoặc cháo, uống nhiều nước trừ chất ngọt, chất đường. Điều này sẽ giúp không bị say hoặc sau khi uống rượu, uống B1 sẽ giúp giải rượu ngay.
    Ngoài ra bạn có thể áp dụng một số bài thuốc đơn giản dưới đây để giải rượu:
    - Đậu xanh: có tính hàn vị ngọt, giải bách độc. Dùng hạt đậu xanh (tốt nhất dùng cả vỏ) nấu chín uống nước và ăn cả bã có tác dụng giải rượu rất tốt.
    - Đậu đen: có tác dụng bổ thận thuỷ, tăng lượng nước tiểu giúp giải độc nhanh. Nấu chín đậu đen uống nước và ăn bã có tác dụng giải rượu đặc biệt nếu ta cho thêm chút muối vào khi nấu.
    - Mộc hương: có vị đắng, giúp tiêu hóa, giảm đầy trướng bụng, bổ dạ dày... Đun sôi mộc hương với nước, gạn lấy nước uống có tác dụng giải rượu.
    - Cà chua: vị chua, tính bình, không độc. Dùng nước ép cà chua uống có tác dụng giải rượu.
    - Chanh: vị chua, tính bình, không độc, tác dụng thông tiểu tiện. Pha nước chanh với muối uống có tác dụng giải rượu rất tốt.
    - Khế: có vị chua ngọt, không độc, tác dụng trị phong nhiệt, sinh tân chỉ khát. Dùng nước ép khế có tác dụng giải rượu.
    - Bột sắn dây: vị ngọt, tính bình, tác dụng giải cơ biểu, sinh tân chỉ khát, giải độc... Pha cốc nước bột sắn, nếu cho thêm chút muối và chanh uống tác dụng giải rượu càng nhanh.
    - Bưởi: nước ép bưởi có tác dụng chữa tiêu khát, giải rượu.
    - Rau cần: có tác dụng lợi tiểu. Nấu canh rau cần với cà chua ăn có tác dụng giải rượu rất hiệu quả.
    Hải Phong
    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Nỗi khổ của quý ông phải kiêng rượu ngày Tết

Share This Page