Dễ mắc bệnh vì sức đề kháng yếu

Discussion in 'Sống khỏe' started by bboy_nonoyes, Aug 13, 2013.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 462)

    Môi trường ngày càng ô nhiễm là điều kiện thuận lợi để mầm bệnh, vi khuẩn sinh sôi. Điều này cùng thói quen sinh hoạt thiếu khoa học, lười vận động, ăn uống không đủ chất... dẫn đến sức đề kháng yếu, khiến cơ thể suy nhược, dễ mắc bệnh.


    Sức đề kháng hay còn gọi là khả năng miễn dịch của cơ thể trước tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, ký sinh trùng… rất dễ suy yếu nếu không được quan tâm và chăm sóc. Hiện nay, không ít cho rằng cơ thể tự sản sinh được kháng thể chống lại bệnh tật mà không cần sự trợ giúp. Chính quan niệm sai lầm này đã khiến "tuyến phòng thủ" yếu đi, tạo cơ hội cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây bệnh.

    Khi không may nhiễm bệnh, nhiều người nghĩ rằng chỉ cần dùng thuốc là khỏi, không cần quan tâm đến hệ thống phòng bệnh của cơ thể. Song thực tế, dùng thuốc chỉ khỏi bệnh trước mắt, còn lâu dần, cách này có thể gây ra hiện tượng nhờn thuốc, khiến bệnh càng khó chữa trị.

    Môi trường ô nhiễm và điều kiện vệ sinh chưa tốt cộng với khí hậu biến đổi thất thường, nóng ẩm, mưa nhiều khiến mầm bệnh và vật trung gian truyền bệnh dễ sinh sôi, phát triển. Điều đó kết hợp cùng các yếu tố: lười vận động, bổ sung dinh dưỡng chưa hợp lý, hút thuốc lá, uống rượu bia nhiều, ăn uống không đảm bảo an toàn vệ sinh và chưa quan tâm đến việc tăng đề kháng... lững nguyên nhân khiến cơ thể dễ bị nhiễm bệnh nguy hiểm như: cúm gia cầm H5N1, cúm A/H1N1, nhiễm khuẩn hô hấp, đường ruột…

    [​IMG]
    Ông Đặng Quốc Việt - Giám đốc Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khoẻ Trung ương cho biết về tình hình dịch bệnh và khuyến cáo của Bộ Y tế trong phòng chống dịch bệnh.

    Với trẻ nhỏ dưới 6 tuổi, hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện nên các bé càng dễ mắc bệnh hơn người lớn, điển hình như dịch tay chân miệng gần đây. Trong ngày phát động chiến dịch "Tăng đề kháng mỗi ngày, thắng dịch bệnh lâu dài" mới đây, đại diện Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khoẻ Trung ương cho biết: "6 tháng đầu năm, cả nước đã ghi nhận có 400.000 ca nhiễm cúm với các diễn tiến bệnh ngày càng phức tạp, trong đó cúm A/H1N1 chiếm đến 57% với 6 ca tử vong. Khảo sát của Viện Pasteur TP HCM cũng cho thấy, cứ 100 người đến khám bệnh thì có 2 người bị nhiễm cúm A/H1N1. Con số này hiện vẫn chưa có dấu hiệu ngừng lại. Về bệnh Tay chân miệng, 7 tháng đầu năm cả nước ghi nhận hơn 42.000 trẻ mắc bệnh, 14 ca tử vong trên cả nước".

    Để phòng tránh bệnh tật, người dân cần tăng sức đề kháng cho cơ thể, giúp bản thân chống chọi được vi khuẩn, virus. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế trong chiến dịch "Tăng đề kháng - Thắng dịch bệnh", người dân nên ăn uống đủ chất, bổ sung vitamin C hằng ngày thông qua thực phẩm và dược phẩm an toàn để tăng đề kháng. Trẻ em dưới 2 tuổi cần 30 - 120mg, bé 2 - 6 tuổi cần 100mg, trẻ 7 - 12 tuổi cần 200mg và người lớn cần 250 - 500mg vitamin C mỗi ngày.

    [​IMG]
    Tiến sĩ, bác sĩ Lê Thanh Toàn - Phòng khám Y học Gia đình Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM chia sẻ về cách phòng chống dịch bệnh.

    Vitamin C là phân tử hữu cơ cần thiết cho cơ thể, tham gia quá trình trao đổi chất và tăng đề kháng chống bệnh tật. Đây là chất giúp tổng hợp Catecholamin - hormone tuyến thượng thận giúp củng cố sức lực, chống mệt mỏi, hạn chế nhiễm bệnh. Cơ thể con người không tự sản xuất được vitamin C mà phải bổ sung thông qua thực phẩm và dược phẩm an toàn. Vitamin C có nhiều trong các loại rau màu xanh đậm như: bông cải xanh, rau bina… hay cam, quít nhưng chúng có thể bị hao hụt đến 70% trong quá trình chế biến hoặc bảo quản không đúng cách.

    [​IMG]
    Bà Hồ Mạc Gia Uyên, Giám đốc Tiếp thị Truyền thông công ty United International Pharma chia sẻ thêm về những hoạt động công ty đã và sẽ đóng góp cho cộng đồng.

    Muốn đảm bảo đủ lượng vitamin C cơ thể cần mỗi ngày, người tiêu dùng nên dùng thêm các chế phẩm an toàn cho sức khỏe như: dạng giọt cho trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tuổi, xi-rô cho trẻ em trên 2 tuổi hay viên uống Vitamin C cho người lớn. Bên cạnh đó, việc ăn uống cân bằng dinh dưỡng các nhóm chất đạm - béo - bột đường với khẩu phần hợp lý trong bữa ăn hằng ngày, không hút thuốc lá, hạn chế rượu bia để có lối sống lành mạnh, tập thể dụccũng góp phần tăng sức đề kháng, giúp cơ thể chống chọi với bệnh tật tốt hơn.

    Để giúp cộng đồng phòng dịch bệnh hiệu quả, bộ đôi đề kháng cho gia đình Ceelin và Enervon đã tài trợ cho Webtretho tổ chức chương trình giao lưu trực tuyến "Phòng, điều trị cúm và bệnh tay chân miệng trong mùa cao điểm". Chương trình có sự tham gia của: Giáo sư, bác sĩ Phạm Lê An, Giám đốc Trung tâm Đào tạo bác sĩ gia đình - Đại học Y dược TP HCM. Thông tin buổi giao lưu trực tuyến, xem tại đây.

    Ngọc Bích

    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Dễ mắc bệnh vì sức đề kháng yếu

Share This Page