Tăng sức đề kháng để giảm nguy cơ mắc bệnh

Discussion in 'Sống khỏe' started by bboy_nonoyes, Jul 29, 2013.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 361)

    Thời tiết chuyển mùa là giai đoạn mà cả người lớn và trẻ nhỏ dễ nhiễm bệnh đường hô hấp và bệnh ngoài da. Trong đó, cảm cúm và tay chân miệng là những bệnh thường gặp nhất. Để giảm nguy cơ mắc bệnh, người dân cần tăng cường sức đề kháng của cơ thể.


    Không khí ẩm của thời điểm chuyển mùa là cơ hội cho các loại virus, vi khuẩn sinh sôi, phát tán và lan rộng. Các biến đổi thời tiết thất thường trong giai đoạn này ít nhiều ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe của con người. Giữa lúc đó, cơ thể suy yếu, sức đề kháng kém là cơ hội để các loại dịch bệnh xâm nhập và gây hại.

    Phần lớn bệnh nhi nhập viện hiện nay do mắc bệnh về đường hô hấp như viêm phổi, cúm, tay chân miệng, sốt virus… Thống kê của Cục Y tế dự phòng cho biết, trong 6 tháng đầu năm cả nước có trên 300.000 ca nhiễm cúm với các diễn tiến bệnh ngày càng phức tạp, trong đó có 3 trường hợp tử vong. Khảo sát mới đây cũng cho thấy, cứ 100 người đến khám bệnh thì có 2 người bị nhiễm cúm A/H1N1. Con số này vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Bệnh tay chân miệng cũng rất đáng lo ngại khi chỉ mới 3 tháng đầu năm đã có hơn 14.000 trẻ mắc bệnh và 4 trẻ tử vong.

    [​IMG]
    Bổ sung vitamin C mỗi ngày giúp bé tăng sức đề kháng, chống lại dịch bệnh.

    Tại Việt Nam, những dịch bệnh này bắt đầu tăng cao trong những năm 2011, 2012 và tiếp tục kéo dài đến năm 2013. Lý do nhiễm bệnh rất đơn giản là sức đề kháng. Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh nhất vì sức đề kháng của các bé còn yếu, hệ miễn dịch còn non nớt và chưa thể chống lại virus một cách hiệu quả. Không riêng trẻ em, người lớn cũng có thể nhiễm bệnh dễ dàng nếu không quan tâm và chăm sóc sức đề kháng của mình.

    Dịch tay chân miệng rất nguy hiểm nếu các bậc phụ huynh chủ quan và không có phương pháp phòng bệnh hợp lý cho trẻ cũng như không phát hiện sớm biểu hiện của bệnh để có liệu pháp điều trị kịp thời. Điều này sẽ dẫn đến các biến chứng, bị sốc do virus tay chân miệng đã tấn công sâu vào hệ thần kinh trung ương. Và đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến nguy cơ gây tử vong cho trẻ em.

    [​IMG]
    Dinh dưỡng đầy đủ và rèn luyện thể chất thường xuyên là cách tốt để có sức khoẻ chống lại bệnh tật.

    Ý thức tự bảo vệ sức khỏe của cộng đồng trước dịch bệnh còn thấp là nguyên nhân chính khiến những dịch bệnh như tay chân miệng hay cúm A/H1N1 lan nhanh và bùng phát. Trong tháng 7 vừa qua, Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khoẻ Trung ương - Bộ Y tế đã ban hành khuyến cáo gửi đến các sở y tế tỉnh, thành phố đề nghị cán bộ y tế cần quan tâm nhiều hơn đến việc tăng đề kháng cho người dân để hạn chế dịch bệnh. Sức đề kháng của cơ thể chính là một yếu tố quan trọng giúp con người chống lại dịch bệnh. Theo đó, mọi người cần tăng cường sức khỏe cho cả gia đình qua việc ăn uống đủ chất, bổ sung vitamin C hằng ngày (có trong thực phẩm và dược phẩm an toàn).

    Dinh dưỡng đầy đủ và rèn luyện thể chất thường xuyên là cách tốt để có sức khoẻ tốt và chống bệnh tật. Ngoài ra, để bản thân và gia đình tránh xa được các nguồn dịch bệnh, người dân cũng cần giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh ăn uống, cũng như theo dõi sức khỏe thường xuyên để phát hiện và điều trị kịp thời khi không may mắc bệnh. Với những bệnh lây nhiễm, việc cách ly trong quá trình điều trị là cân thiết để hạn chế sự lây lan.

    Ngọc Bích

    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Tăng sức đề kháng để giảm nguy cơ mắc bệnh

Share This Page