Vết thương không do kim loại cắt có gây uốn ván?

Discussion in 'Sống khỏe' started by bboy_nonoyes, Jul 15, 2013.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 320)

    Tôi bị mảnh nhựa cắt vào tay chảy máu, định đi tiêm ngừa uốn ván nhưng ông xã cho rằng chỉ có kim loại, đặc biệt là kim loại gỉ sét (như đinh gỉ) mới gây uốn ván. Xin bác sĩ tư vấn giúp? (Như)


    Trả lời:

    Điều này không đúng vì tất cả các vết thương lớn nhỏ, do bất cứ vật bằng kim loại, gỗ, nhựa đều có thể là "cánh cửa" để vi trùng uốn ván Clostridium tatani xâm nhập vào cơ thể. Suy nghĩ chỉ có những vật bằng kim loại như đạp đinh, bị kẽm gai cào mới bị bệnh uốn ván là hoàn toàn sai.

    Thông thường những vết thương nhỏ như trầy, loét chân răng thường bị bỏ qua, song lại gây bệnh nhiều hơn những vết thương lớn. Lý do là những vết thương lớn như tai nạn lao động, tai nạn giao thông thường được bác sĩ khi sơ cứu khuyến cáo đi tiêm ngừa uốn ván.

    Vi trùng uốn ván vốn có trong đất cát, nếu tay tiếp xúc với vi trùng rồi chạm vào vết thương hoặc dùng tăm có dính vi trùng rồi xỉa răng sâu vẫn có thể mắc bệnh.

    Hiện tại, cách phòng bệnh hữu hiệu nhất vẫn là tiêm phòng. Tiêm phòng uốn ván chi phí không cao, tuy nhiên để mắc bệnh thì chi phí có thể lên đến 50 triệu đồng. Nên tiêm phòng trước khi có vết thương, gồm 3 mũi và đến sau mũi thứ 2 thì kháng thể phòng bệnh mới được sinh ra. Trong trường hợp có vết thương rồi mới tiêm thì hiệu quả phòng bệnh không cao. Đó là chưa kể việc tiêm văcxin lúc này ở dạng kháng thể còn có thể gây biến chứng.

    Bác sĩ Lâm Minh Yến
    Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP HCM

    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Vết thương không do kim loại cắt có gây uốn ván?

Share This Page