Nguy cơ nhiễm độc từ chảo chống dính

Discussion in 'Sống khỏe' started by bboy_nonoyes, Jul 8, 2013.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 324)

    Ở nhiệt độ sôi của dầu, Teflon - chất được phủ lên bề mặt của nhiều loại chảo chống dính kém chất lượng - sẽ bị phân hủy, sinh ra khói độc gây ho, tức ngực, khó thở, thậm chí làm tăng nguy cơ ung thư.


    Teflon là tên thương mại của 2 hợp chất PTFE và PFOA, được phủ lên bề mặt của nhiều loại chảo chống dính. Thực chất, đây là polime chịu nhiệt. Ở những sản phẩm chảo chống dính kém chất lượng, còn tồn dư hóa chất độc hại, khi đun nấu ở nhiệt độ cao, Teflon sẽ sinh ra khói độc, gây ra các triệu chứng ho, tức ngực, khó thở…, thậm chí có nguy cơ gây ung thư hoặc sảy thai.

    Tiến sĩ La Thế Vinh, khoa Công nghệ Hóa học, Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, PFOA là chất nóng chảy ở nhiệt độ thấp nên khi đun nấu lâu với nhiệt độ cao như đến nhiệt độ sôi của dầu thì Teflon bị phân hủy. Khi đó, nguy cơ tiếp xúc với hóa chất PFOA ở dạng khí là rất lớn, gây tác động đến hệ hô hấp, ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe con người.

    [​IMG]
    Người tiêu dùng có nguy cơ nhiễm độc từ chảo chống kém chất lượng. Ảnh minh họa.

    Trong đó, PFOA là một hóa chất dạng lỏng, không màu, có nhiệt độ nóng chảy 40-50 độ C. PFOA có thể dẫn tới các chứng bệnh nguy hiểm liên quan đến tuyến giáp, trong đó có ung thư. Một số nghiên cứu khoa học còn cho thấy PFOA liên quan đến sự sảy thai, tăng tỷ lệ ung thư và thay đổi mức độ lipid, hệ miễn dịch và gan. Theo Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ EPA, đây là chất hữu cơ sinh tụ, tích tụ trong cơ thể người và gây ung thư.

    Còn PTFE là một chất bột dẻo tổng hợp có đặc tính tự nhiên trơn. Chất này có thể gây nguy hiểm cho chế biến vì sẽ phân hủy ở nhiệt độ 260-350 độ C, thải ra các khí độc hại, có thể gây bệnh viêm phổi. Ngoài ra, khí này còn gây xuất huyết phổi và làm rối loạn dịch thể, với các triệu chứng hụt hơi, khó thở, tức ngực, rùng mình, ớn lạnh, ho, đau họng và sốt cao. Khí độc từ PTFE cũng tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư cho động vật, có thể tác động tới các loài vật nhỏ và trẻ em nhanh hơn ở người lớn.

    Trên thực tế, Teflon là vật liệu thông dụng, khá rẻ tiền nhưng không bền. Nó bị mòn đi theo thời gian và rất dễ trầy xước. Khi đó, các hợp chất chống dính này sẽ dễ dàng bị phân hủy, trộn lẫn vào thức ăn và gây tác động trực tiếp lên sức khỏe con người. Điều này còn trở nên nguy hiểm hơn khi người tiêu dùng mua phải loại chảo chống dính không thương hiệu, không có giấy kiểm định an toàn.

    Theo Tiến sĩ La Thế Vinh, khi Teflon bị phân hủy, một lượng không nhỏ PFOA ở dạng khí và chất lỏng hòa tan có thể ngấm vào thực phẩm và được hấp thụ vào cơ thể người qua đường tiêu hóa. Đây là những chất hữu cơ bền vững, không bị phân hủy theo thời gian nên sẽ tích tụ dần trong cơ thể người cho đến khi liều lượng đạt đến mức gây nhiễm độc. Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ ( EPA) và 8 công ty hàng đầu về sản xuất chất chống dính đã thỏa thuận chấm dứt việc sử dụng PFOA từ năm 2015, thông tin theo Washinton Post.

    [​IMG]
    Người tiêu dùng nên chọn những loại chảo chống dính đạt chuẩn chất lượng, không chứa PFOA và PTFE. Ảnh minh họa.

    Hiện nay, ở các nước châu Âu và Mỹ, người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn các sản phẩm thay thế, đặc biệt là chảo chống dính Ceramic. Tại Việt Nam, một số sản phẩm chảo Ceramic nhập khẩu cũng đã xuất hiện. Tuy nhiên do rào cản giá rất cao nên mặt hàng chưa phù hợp với đại bộ phận các gia đình.

    Mới đây, nhãn hàng gia dụng Honey's đã cho ra đời dòng chảo phủ 2 lớp chống dính Ceramic theo công nghệ Nano nên rất cứng, khó bong tróc và bền gấp đôi so với chảo chống dính thông thường. Lớp Ceramic chịu nhiệt đến 400-500 độ C theo tiêu chuẩn châu Âu, không chứa PFOA và PTFE đã được kiểm định bởi tập đoàn SGS Thụy Sĩ. Sản phẩm này còn đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ y tế ban hành, an toàn cho sức khỏe. Giá loại chảo này hiện dao động từ 191.000 đồng đến 325.000 đồng, tùy kích cỡ.

    Thu Ngân

    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Nguy cơ nhiễm độc từ chảo chống dính

Share This Page