Chi phí y tế 'móc' tiền túi người bệnh

Discussion in 'Sống khỏe' started by bboy_nonoyes, Jul 1, 2013.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 405)

    67% dân số Việt Nam có thẻ bảo hiểm y tế nhưng số tiền người dân chi trả cho y tế từ tiền túi còn cao, chiếm đến 50%. Chất lượng khám chữa bệnh chưa đáp ứng được nhu cầu.


    Thông tin được đưa ra tại lễ mittinh ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam 1/7 tại Hà Nội. Ông Lê Bạch Hồng, Tổng giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cho biết, ý thức tự giác tham gia bảo hiểm y tế của người dân chưa cao. Quy định về điều kiện tham gia y tế tự nguyện chưa hợp lý, chưa khuyến khích được người dân tham gia lâu dài, liên tục. Một số quy định còn sơ hở dẫn đến tình trạng nhiều người khi mắc bệnh mới tham gia bảo hiểm y tế. Do đó, chưa nâng cao ý thức chia sẻ cộng đồng của người dân dẫn đến nguy cơ mất cân đối quỹ.

    [​IMG]
    Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế ở Việt Nam còn thấp. Ảnh minh hoạ: N.P.

    Bên cạnh đó, cũng theo ông, danh mục thuốc trong khám chữa bệnh liên tục được mở rộng, có quá nhiều tên thương mại được sử dụng dẫn đến khó quản lý giá thuốc và giảm khả năng kiểm soát tình trạng lạm dụng trong chỉ định điều trị. Cơ chế quản lý giá thuốc chưa đạt hiệu quả như mong muốn, việc đấu thầu thuốc, vật tư y tế còn phân tán, khó kiểm soát. Ngay trên địa bàn một tỉnh cũng có hàng chục hội đồng đấu thầu thuốc dẫn đến sự chênh lệch lớn về giá của cùng một loại thuốc trên cùng một địa phương và thường cao hơn giá thị trường, tạo thêm gánh nặng cho người dân khi ốm đau.

    Tình trạng lạm dụng quỹ bảo hiểm y tế của các cơ sở khám chữa bệnh vẫn chưa được khắc phục triệt để. Đặc biệt là việc chỉ định quá mức các dịch vụ y tế không cần thiết, gây tốn kém cho người dân và quỹ bảo hiểm y tế.

    Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng cho biết, vẫn còn 30% dân số chưa tham gia bảo hiểm y tế, vấn đề tuân thủ pháp luật về bảo hiểm y tế còn hạn chế... Trong thời gian tới ngành y tế sẽ từng bước đổi mới cơ chế tài chính theo hướng đầu tư trực tiếp cho người hưởng thụ dịch vụ y tế thông qua hình thức hỗ trợ tham gia bảo hiểm y tế, phấn đấu giảm tỷ lệ chi tiêu y tế trực tiếp từ tiền túi của hộ gia đình xuống dưới 40% vào năm 2020.

    Trước đó chia sẻ kết quả đánh giá thực hiện bảo hiểm y tế ở Việt Nam, bà Hương Lan, chuyên gia y tế Ngân hàng Thế giới cho rằng việc chi trả từ tiền túi còn chiếm tỷ lệ cao, dẫn đến chi phí y tế thảm họa và nghèo hóa cao. Nguyên nhân là do sự kết hợp giữa phương thức chi trả theo phí dịch vụ và chính sách tự chủ hóa bệnh viện, kê thuốc và dịch vụ ngoài danh mục bảo hiểm.

    Bên cạnh đó, tỷ lệ bảo hiểm y tế chi trả cho dịch vụ y tế tự nguyện còn hạn chế, dù tỷ lệ sử dụng y tế tự nguyện chiếm tới 50% điều trị ngoại trú và mua thuốc. Cơ sở sức khỏe ban đầu ít được đầu tư, chất lượng thấp nên tỷ lệ chuyển tuyến cao, tỷ lệ đồng chi trả cao.

    Ông Nguyễn Minh Thảo, Phó tổng giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cho biết, chi phí y tế rất đắt, không có bảo hiểm y tế khả năng chi trả của người dân rất khó khăn. Vì thế, mục tiêu trong thời gian tới là tăng tỷ lệ bao phủ của bảo hiểm. Bộ y tế sẽ dây dựng đề án thí điểm toàn quốc một số sử dụng phổ biến, chọn khoảng 5-7 loại tương đương với 150-200 tên thuốc, như thế sẽ kiểm soát khoảng 20-25% tổng chi phí. Bên cạnh đó, ngành y tế cũng cần nâng cao chất lượng dịch vụ của tuyến dưới bằng cách mở rộng danh mục thuốc ở tuyến dưới, đề xuất Chính phủ cho phép với các bệnh thông thường giá ở tuyến trên và dưới bằng nhau.

    Sau 4 năm triển khai thực hiện luật, tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đã tăng lên nhưng còn thấp. Người thuộc hộ cận nghèo dù đã được ngân sách hỗ trợ 70% mức đóng nhưng cũng chỉ đạt 20% số người tham gia. Nhóm tự nguyện tham gia đạt 25%, vẫn còn tình trạng “lựa chọn ngược”, chỉ có người ốm, người bị bệnh mới tham gia bảo hiểm y tế.

    Nam Phương

    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Chi phí y tế 'móc' tiền túi người bệnh

Share This Page