4 năm tăng gần 5 lần tỷ lệ trẻ béo phì

Discussion in 'Sống khỏe' started by bboy_nonoyes, Jul 1, 2013.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 378)

    Khảo sát mới đây của Viện Dinh dưỡng quốc gia cho thấy tình trạng trẻ em béo phì có xu hướng tăng tại Hà Nội và TP HCM. Một vài nơi ở các đô thị lớn, tỷ lệ trẻ béo lên đến 29%, nghĩa là cứ 3 em nhỏ thì có một bé thừa cân.


    Nếu người dân không tìm cách điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho trẻ nhỏ thì trong 10 năm tới, tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ vị thành niên và trưởng thành sẽ tăng cao, kéo theo nhiều hệ lụy khác về sức khỏe. Năm 2009, kết quả tổng điều tra dinh dưỡng với 92.345 trẻ em trên toàn quốc, cũng của Viện Dinh dưỡng quốc gia, cho thấy tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì ở các thành thị là 6,5%.

    Theo Phó giáo sư, Tiến sĩ Phạm Văn Hoan, Viện Nghiên cứu Y Xã hội học, thừa cân là tình trạng vượt quá cân nặng so với chiều cao, béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng đến sức khỏe. Trẻ béo phì ngoài thân hình nặng nề còn có nguy cơ mắc nhiều bệnh như rối loại lipit máu, tăng huyết áp, đái tháo đường, sỏi mật, xương khớp và cả ung thư.

    [​IMG]
    Trẻ thừa cân, béo phì dễ sớm mắc các bệnh mãn tính không lây như tăng huyết áp (có tới 30% trẻ béo phì bị tăng huyết áp), tim mạch, đái tháo đường, rối loạn lipid máu. Ảnh minh họa.

    Bên cạnh đó, trẻ béo phì sẽ có cảm giác mặc cảm về hình thể nên sẽ thiếu tự tin khi tham gia các hoạt động khác với bạn bè cùng trang lứa. Con chị Lê Thị Hoa ở quận 12, TP HCM, 6 tuổi nặng 45 kg. Chị cho biết: "Bé rất thích tham gia các trò chơi vận động với bạn bè trong xóm nhưng chơi thường mệt, dừng lại thở hổn hển nên hay thua bạn. Từ đó, bé có cảm giác thu mình lại, ít tương tác với bạn bè hơn".

    Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ nhỏ. Trước hết, hầu hết các gia đình trẻ ở đô thị lớn hiện nay chỉ có từ một đến 2 con nhỏ. Thích con tròn, mũm mĩm nên bố mẹ thường làm mọi cách để giúp con "ăn nhiều chóng lớn" hoặc nuông chiều theo sở thích ăn uống của con với các món gà rán, nước ngọt có ga hay váng sữa….

    Ngoài ra, trẻ nhỏ thường mắc các bệnh về thời tiết và dễ sút cân nhanh nên nhiều phụ huynh chọn cách nuôi con theo kiểu "trừ hao" - có nghĩa là để bé thừa cân một chút cũng không sao. Chính điều đó đã khiến các bé tích lũy nhiều chất đường, chất béo lâu ngày, dần dẫn đến tình trạng béo phì.

    Chị Huỳnh Kim Phương, ở quận 3, TP HCM, cho biết trước đây, chiều cao và cân nặng của con chị nằm trong kênh A (tức chiều cao và cân nặng phát triển bình thường). Lúc bé dưới 2 tuổi, mỗi tháng bệnh ít nhất một đến 2 lần nên không lên cânkhiến chị sốt ruột. "Từ đó tôi thường ép bé ăn nhiều bữa và ăn nhiều món ăn có nhiều chất ngọt, béo vì nghĩ rằng các món ăn này sẽ giúp bé lên và giữ cân tốt. Không ngờ, bé tăng cân rồi dẫn đến béo phì lúc nào chẳng hay. Đến giờ, bé đã 25kg khi vừa tròn 3 tuổi", chị kể.

    Một nguyên nhân khác là diện tích nhà phố nhỏ hẹp, trẻ nhỏ thiếu không gian để vui đùa, chạy nhảy để tiêu hao nhiều năng lượng mà thường dành thời gian trước TV hoặc các trò chơi ít có tính vận động nên cơ thể dễ dẫn đến béo phì, chậm chạp.

    Các nghiên cứu khoa học cho biết, yếu tố di truyền về thừa cân béo phì chưa được chứng minh đầy đủ, nên trước hết cha mẹ có thể chủ động phòng ngừa cho con bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống hằng ngày. Theo đó, ngoài việc giám sát chặt chẽ đường cong đồ thị thể hiện các chỉ số cơ thể con (chiều cao, cân nặng); khuyến khích trẻ tăng cường vận động, cha mẹ cần phải thiết lập một chế độ ăn lành mạnh, cân đối, phù hợp với nhu cầu năng lượng theo ngày của con. Bố mẹ có thể theo dõi bảng tham khảo từ Viện Dinh dưỡng quốc gia:


    Nhóm tuổi của trẻ

    Tổng nhu cầu năng lượng Kcal/ngày


    Từ sơ sinh đế 6 tháng (bú mẹ hoàn toàn)

    555 (từ sữa mẹ)


    Từ 7-8 tháng (bú mẹ+ăn bổ sung)

    413+356 = 769


    9-11 tháng (bú mẹ+ăn bổ sung)

    379+478= 858


    12-23 tháng (bú mẹ+ăn bổ sung)

    346+772=1.118


    2–3 tuổi

    1.180


    4–6 tuổi

    1.470


    7–9 tuổi

    1.825


    Dựa vào bảng này, cha mẹ nên có thói quen tham khảo các chỉ số dinh dưỡng có trên các thực phẩm của trẻ để đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu năng lượng cho con. Cha mẹ cần phân bổ cân đối thực phẩm gồm đủ 4 nhóm chất bột đường, chất đạm, chất béo và chất xơ, vitamin, khoáng chất trong các bữa ăn chính và phụ của trẻ trong ngày. Tỷ lệ phân bố năng lượng được các bác sĩ nhi khoa và chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị là 30% năng lượng cho bữa sáng, 35% năng lượng cho bữa trưa, 25% năng lượng cho bữa tối và 10% năng lượng cho bữa phụ.

    [​IMG]Mỗi bé ở từng lứa tuổi sẽ có nhu cầu về mức năng lượng khác nhau. Mẹ nên phân bổ hợp lý bữa ăn của con với 4 nhóm đạm, bột, béo, vitamin và khoáng chất một cách cân bằng và khoa học. Ảnh minh họa.

    Bữa ăn chính của trẻ cần được đảm bảo đủ chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất. Bữa ăn phụ cần có thêm hoa quả tươi, sữa chua để tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch cho trẻ. Trong sữa chua hiện nay đã được bổ sung thêm chất xơ, men vi sinh sống Probiotics và các vi chất dinh dưỡng khác là những lựa chọn tốt cho bữa phụ của trẻ. Cha mẹ có thể cho con ăn sữa chua hàng ngày để hỗ trợ hệ tiêu hóa, giúp trẻ ăn uống ngon miệng hơn.

    Theo Giáo sư, bác sĩ Từ Giấy: "Ăn uống theo đúng nhu cầu dinh dưỡng thì trẻ mới phát triển tốt cả thể lực và trí tuệ, giúp gia đình đạt được ước mơ con cái khỏe mạnh, thông minh, học giỏi, tạo nguồn nhân lực có chất lượng, bảo tồn tinh hoa nòi giống, xã hội phát triển".

    Thu Ngân

    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - 4 năm tăng gần 5 lần tỷ lệ trẻ béo phì

Share This Page