Nâng cấp SSD: Tăng tốc tối đa cho máy tính

Discussion in 'Tin tức - Đồ chơi số' started by Robot Siêu Nhân, Jul 1, 2013.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 452)

    Dù cho đó là máy tính xách tay, hay máy tính để bàn, thì việc lắp đặt ổ lưu trữ thể rắn SSD cũng là cách dễ dàng và hiệu quả nhất để gia tăng sức mạnh chung của cỗ máy. Đó là khoản đầu tư nâng cấp đáng giá nhất mà bạn có thể làm vào lúc này.


    [​IMG]

    Công nghệ bộ nhớ flash đã phát triển nhanh đến nỗi mà các sản phẩm ra mắt vào năm ngoái đã trở thành “loại 2” trong năm nay.

    Việc nâng cấp SSD không phải là những thay đổi ngấm ngầm, ngược lại, nâng cấp sẽ có hiệu quả ngay. Hệ thống của bạn sẽ khởi động nhanh hơn, các loại cửa sổ, menu, chương trình, dữ liệu… sẽ được tải với tốc độ nhanh hơn rất nhiều. SSD là viết tắt của cụm từ Solid-State Drive - Ổ lưu trữ thể rắn, đồng nghĩa với việc thay vì lưu trữ dữ liệu vào các lớp đĩa từ, SSD sẽ có cơ chế đọc - ghi dữ liệu vào bộ nhớ dạng flash. Bên cạnh đó, SSD còn chứa trình điều khiển pha tương tự đến trình điều khiển bộ nhớ của CPU hoặc các chip xử lý core-logic.

    Hiện tại có nhiều nhà sản xuất và model SSD có mặt trên thị trường, nhưng khá nhiều trong số này sẽ nhanh chóng trở nên mất lợi thế bởi công nghệ điều khiển và bộ nhớ flash đang có tốc độ phát triển rất nhanh. Bạn có thể tìm thấy vài mẫu SSD được khuyến mãi có giá khá dễ chịu, tất nhiên là nhanh hơn nhiều so với ổ lưu trữ điện-cơ HDD. Tuy nhiên, những thứ đó sẽ không thể mang lại tốc độ đáng mơ ước cho kế hoạch nâng cấp của bạn.

    Trong chuyên mục này, bạn sẽ tìm hiểu về 7 mẫu SSD vào loại tốt nhất trên thị trường hiện nay, bao gồm các mẫu Neutron và Neutron GTX của Corsair, Kingston HyperX 3K, Vertex 4 và Vector của hãng OCZ, Samsung 840 Pro và SanDisk Extreme. Mỗi sản phẩm có dung lượng lưu trữ trong khoảng 240 - 256 GB - vốn là điểm “ngọt” kết hợp tốt nhất giữa giá và sức mạnh. Mỗi sản phẩm thử nghiệm đều mang lại tốc độ nhanh hơn đáng kể so với tất cả các loại ổ đĩa cứng mà bạn đang có, và tất nhiên, có vài mẫu còn xuất sắc hơn cả xuất sắc.

    Tuy nhiên, trước khi đề cập sâu đến các thử nghiệm về sản phẩm, chúng ta điểm qua các thông tin cơ bản của SSD, trong trường hợp bạn muốn tự tìm cho mình một sản phẩm phù hợp hơn.

    Trình điều khiển
    Trình điều khiển bộ nhớ/giao tiếp là một loại chip xử lý bên trong SSD có nhiệm vụ quản lý việc đọc và ghi dữ liệu với bộ nhớ flash, và đây là yếu tố chính quyết định hiệu quả của mỗi sản phẩm SSD. Các sản phẩm Kingston HyperX 3K, SanDisk Extreme và Intel Series 335 (sản phẩm phụ) sử dụng công nghệ điều khiển SandForce SF-2281; sản phẩm OCZ Vector và Vertex 4 sử dụng công nghệ điều khiển Everest 2 và Barefoot 3 của IndiLinx; 2 sản phẩm dòng Neutron của Corsair sử dụng trình điều khiển Link A Media LM87800; và Samsung 840 Pro sử dụng trình điều khiển MDX.

    Trong số này, các công nghệ điều khiển của IndiLinx, Link A Media và MDX trong các sản phẩm Corsair, OCZ và Samsung mang lại tốc độ ghi vượt trội so với SandForce. Thật sự, mỗi thứ trong số 5 sản phẩm sử dụng các trình điều khiển trên đều có tốc độ ghi nhanh hơn đọc. Trong khi đó, công nghệ của SandForce ghi điểm tốt ở tác vụ đọc, tuy nhiên, tốc độ ghi chậm hơn đã kéo điểm trung bình xuống thấp hơn các đối thủ.

    Bộ nhớ
    [​IMG]
    Tuy chip điều khiển đóng vai trò quyết định trong hiệu quả hoạt động của SSD, bên cạnh đó, công nghệ của bộ nhớ flash bên trong SSD cũng quan trọng không kém. Tất cả các sản phẩm xuất hiện trong chuyên mục này đều sử dụng công nghệ bộ nhớ NAND flash chế độ đồng bộ và chuyển đổi. Bên cạnh đó, còn có cụm từ về các lớp dữ liệu mà bạn nên tìm hiểu trước khi chọn mua SSD: Cell đơn lớp - Single Level Cell (SLC), cell đa lớp - Multi Level Cell (MLC) và cell 3 lớp - Triple Level Cell (TLC). Mỗi cell của công nghệ NAND SLC có thể chứa 1 bit dữ liệu, tương tự, mỗi cell của công nghệ MLC có thể chứa 2 bit dữ liệu và mỗi cell của công nghệ TLC lưu trữ được 3 bit.


    Nâng cấp ultrabook
    Bạn có 2 điều cần phải tìm hiểu trước khi muốn nâng cấp ổ lưu trữ SSD cho ultrabook. Thứ nhất, hãy tìm hiểu liệu ultrabook đó có thể nâng cấp SSD được không. Thứ 2, chiều sâu của hộc chứa ổ lưu trữ là bao nhiêu, để từ đó có thể chọn lựa loại SSD phù hợp.

    Trong khi công nghệ MLC và TLC có thể mang lại dung lượng lưu trữ lớn hơn trong cùng không gian vật lý, nhưng ngược lại, nó lại có nhược điểm về sức mạnh và độ bền. Công nghệ NAND SLC có tốc độ nhanh hơn và bền hơn so với 2 loại còn lại, ngược lại, nó có giá thành đắt đỏ hơn và bạn chỉ có thể tìm thấy công nghệ này ở những sản phẩm đỉnh cao nhất trên thị trường. Mặt khác, rất hiếm sản phẩm ứng dụng công nghệ TLC bởi độ bền kém của nó.

    Có một điểm nữa mà bạn cần lưu ý: tất cả các loại bộ nhớ NAND flash hiện nay đều có vòng đời giới hạn. Các sản phẩm SSD công nghệ MLC trên thị trường tiêu dùng hiện có vòng đời vào khoảng 3000 - 10.000 lần ghi/xóa (hay còn gọi là “vòng ghi”), vốn cho phép SSD chạy tốt trong vài năm. Không giống như ổ đĩa cơ HDD, SSD không đơn giản là ghi dữ liệu lên trên các dữ liệu cũ; một khi bộ nhớ flash đã được ghi, nó cần phải được xóa trước khi ghi lại lần nữa. Các loại SSD đời mới chạy với các hệ điều hành mới (bao gồm Windows 7, Windows 8, Mac OS X 10.6.8 và Linux Kernel 2.6.28) sử dụng lệnh TRIM để chủ động điều khiển chip xử lý của SSD xóa hoàn toàn các dữ liệu không cần thiết.

    Vậy, bạn có thể mong đợi vòng đời của SSD kéo dài trong bao lâu? Ít nhất thì chúng ta cũng có cam kết đến từ nhà sản xuất. Sản phẩm của OCZ và 2 model Neutron của Corsair đều có chế độ bảo hành 5 năm, các sản phẩm còn lại trong loạt trải nghiệm này được hãng sản xuất bảo hành 3 năm.

    Nguồn PC World VN
     
  2. Facebook comment - Nâng cấp SSD: Tăng tốc tối đa cho máy tính

Share This Page