Dân công sở dễ mắc bệnh trĩ

Discussion in 'Sống khỏe' started by bboy_nonoyes, Jun 19, 2013.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 451)

    Công việc văn phòng, hành chính đòi hỏi con người phải làm việc ít nhất tám tiếng mỗi ngày, ít vận động, di chuyển. Điều này khiến dân công sở thường mệt mỏi, thiếu sức đề kháng và gia tăng nguy cơ bị táo bón, từ đó dễ mắc bệnh trĩ hơn.


    "Ai từng khổ sở như tôi vì ngồi trong nhà vệ sinh cả tiếng mà đi tiêu không được mới thấy tác hại của táo bón thế nào", anh Nguyễn Văn Tuấn, nhân viên hành chính của một Công ty kiểm toán ở quận 3 chia sẻ. Do đặc thù công việc là bàn giấy, công việc liên tục 8 tiếng từ sáng đến chiều, ngồi tại chỗ dán mặt vào máy tính và giấy tờ, ít vận động nên anh Tuấn thường bị táo bón. Mới đây đi khám bác sĩ ở một bệnh viện chuyên khoa về tiêu hóa, anh giật mình khi biết mình bị trĩ.

    [​IMG]

    Chị Lê Thị Minh làm việc nhân viên hành chính của Công ty truyền thông trên đường Nguyễn Văn Thủ gần 5 năm nay. Đặc thù công việc buộc chị phải ngồi nhiều thường xuyên bên máy tính, việc gọi cơm hộp về ăn ngay tại chỗ gần như thành thói quen nhiều năm. Chị tiều tụy, phờ phạc, thiếu sức sống vì bệnh trĩ, mới chớm tuổi 30 nhưng chị đã phải sống chung với căn bệnh này gần 3 năm nay.

    Theo bác sĩ Hồ Lê Ái Xuân, Trung tâm tầm soát và chăm sóc sức khoẻ HCS, có rất nhiều người trẻ tuổi mắc bệnh trĩ nhưng họ đều ngại không dám gặp bác sĩ để điều trị sớm, thậm chí giấu diếm, tự giam mình với mặc cảm bị bệnh hoặc tự mua thuốc xổ về uống, bơm hậu môn, có khi là chữa bằng phương pháp dân gian. Vì vậy, hầu như bệnh nhân đều để bệnh nặng rồi mới chịu đi khám. Lúc này cách điều trị duy nhất là phẫu thuật cắt búi trĩ. Nếu không điều trị và chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến những tác hại và các bệnh liên quan như: rối loạn hậu môn trực tràng, rối loạn chức năng vị tràng, hình thành tiêu chảy, nguy cơ ung thư ruột già, làm nặng các bênh lý thực thể: bệnh tim, mạch máu não....

    Bác sĩ cũng cho biết, trĩ không phải bệnh nan y khó chữa, giai đoạn đầu chưa cần uống thuốc cũng có thể khỏi bệnh, để bệnh nặng sẽ rất phức tạp và dễ tái phát nhiều lần cho dù bệnh nhân đã thực hiện cắt búi trĩ. Vì vậy, bệnh nhân cần phòng tránh tái phát trĩ sau khi đã phẫu thuật.

    Để phòng và chữa bệnh táo bón, người dân nên áp dụng chế độ ăn thực phầm có nhiều chất xơ như cam, quýt, những thực phẩm giàu chất nhày giúp nhuận tràng như rau lang, rau mồng tơi, rau đay, rau dền, rau dấp cá, các loại củ quả như chuối, khoai lang sau mỗi bữa ăn. Các loại thảo dược có nguồn gốc từ thiên nhiên cũng là chọn lựa an toàn, hiệu quả cho người bị táo bón và trĩ. Trong trường hợp bị táo bón kéo dài, người dùng nên dùng các loại thảo dược đặc trị bổ trợ để giải quyết dứt điểm, tận gốc bệnh. Theo bác sĩ Hồ Lê Ái Xuân, thị trường hiện có rất nhiều loại thuốc thảo dược nhưng người tiêu dùng nên chọn những loại thuốc có nguồn gốc rõ ràng, được chứng nhận bởi cơ quan uy tín.


    [​IMG]Thảo dược Ovata có thành phần 70% chất xơ hòa tan, 30% chất nhầy và không bị hấp thụ bởi cơ thể. Khi gặp nước trong đường tiêu hóa, Ovata sẽ trương nở giúp giữ nước, tăng thể tích và làm mềm phân, tạo nhuận trường khối kích thích nhu động ruột, giúp phân trơn, tránh cọ xát thành ruột, giảm đau rát và tránh xuất huyết hậu môn, đẩy chất thải ra ngoài nhanh chóng và dễ dàng, tác dụng ngay. Ngoài trị bệnh trĩ, thảo dược này còn hỗ trợ điều trị các bệnh tiêu hóa.

    Cách dùng: cho một gói Ovata 7g vào 200 ml sữa, nước cam, nước ép trái cây tươi, khuấy đều và uống ngay. Nếu dùng với nước lọc (để nguội), người uống cần khuấy đều và uống nhanh trước 30 giây để tránh tình trạng hóa gel. Liên hệ: Công ty cổ phần Thảo dược thế giới. Website: www.thaoduocthegioi.com.


    Ngọc Bích

    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Dân công sở dễ mắc bệnh trĩ

Share This Page