Sức mạnh của dịch vụ di động trên nền tảng định vị

Discussion in 'Tin tức - Đồ chơi số' started by Robot Siêu Nhân, Jun 18, 2013.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 361)

    Năm 2012 lưu dấu sức mạnh của các dịch vụ di động dựa trên nền tảng định vị (Location Based Service - LBS).

    [​IMG]
    Từ khi tính năng định vị toàn cầu (GPS) được tích hợp thông minh vào nền tảng di động, LBS trở thành một khoa học chính xác, cho phép người dùng dễ dàng khai thác LBS ở dịch vụ Check-in trên Facebook, Instagram, Google Map… để khẳng định “Tôi đã ở đây”, giới thiệu bạn bè tới quán ăn ngon hay tìm kiếm lộ trình…, chỉ cần chiếc điện thoại được kích hoạt kết nối mạng từ Wifi, 3G hay đơn giản là GPRS.
    Với hơn 770 triệu smartphone sử dụng hệ thống định vị toàn cầu, LBS đã và đang dần thay đổi hệ sinh thái di động bởi tính đa dụng và cơ động của nó. LBS mang một luồng sinh khí mới vào quảng cáo trên di động, ứng dụng di động, phục vụ tối đa nhu cầu chia sẻ thông tin của người dùng, cũng như giúp các nhà sản xuất dịch vụ kinh doanh tốt hơn, đem lại doanh thu cho các nhà quảng cáo thức thời, và cũng sinh lợi cho các nhà bán lẻ.

    Cuộc chơi của các ông lớn

    Các nhà sản xuất liên tục ra mắt ứng dụng LBS như: Giới thiệu các sự kiện, khuyến mại trong thành phố; Tìm kiếm nhà hàng, trạm xăng, ATM; Tìm kiếm lộ trình; Biết vị trí của bạn bè xung quanh; Cảnh báo; Kích hoạt chế độ xử lý bước sóng radio để tìm kiếm thiết bị khi GPS không hoạt động; Trò chơi nhập vai trong thời gian thực;… và nhiều thứ khác nữa. Đến mức, giới quan sát nhận định rằng, một khi đã nhắc đến di động, người ta chỉ cần quan tâm đến vấn đề “vị trí ở đâu?”. Chẳng hạn, chỉ cần bạn cài ứng dụng tìm ATM vào máy, thì khi ở cách ATM trong bán kính 1km, điện thoại của bạn sẽ nhận về những thông báo dạng Pop-up để cung cấp thông tin ngay lập tức.

    Với yếu tố tiên quyết là xác định vị trí, LBS trở thành lãnh địa nóng hổi cho Facebook, Apple Google và Microsoft, đặc biệt trong lĩnh vực bản đồ số.

    Những người yêu thích bản đồ số đều nhận thấy rằng 2012 chứng kiến cuộc chiến gay gắt giữa các ông lớn: Apple vật vã với bản đồ số và trình làng lời xin lỗi về dịch vụ; Google Map giữ vững ngôi vương; Microsoft cũng đã thâu tóm sức mạnh của Nokia Map tuy hơi chậm chân; Còn Facebook tận dụng nguồn lực của tất cả các nhà phát triển khác để phục vụ nhu cầu Check-in của người dùng, và mặt khác, trở thành người hùng mạng xã hội. Với tiên đoán 1,4 tỉ người sử dụng bản đồ số vào năm 2014 của Gardner, năm 2013 hẳn sẽ là năm cạnh tranh khốc liệt hơn nữa, khi có rất nhiều đối thủ đang muốn chia thị trường tìm kiếm màu mỡ này cùng Google.

    Việc Apple và ứng dụng Siri (tìm kiếm bằng giọng nói) đặt những bước chân đầu tiên vào cuộc chiến bản đồ chỉ là bước khởi động. Bản đồ số của Amazon ra mắt vào tháng 11 năm ngoái góp thêm một động thái mới trong thị trường này. Graph Search của Facebook phải chăng là dấu hiệu của một nỗ lực tiềm ẩn nhằm xâm nhập thị trường bản đồ số, khi Mark Zuckerberg đã khẳng định “với một tỉ lượt tìm kiếm một ngày, chúng tôi đã thắng cuộc ở giai đoạn thử sức”. Mới đây, Facebook thông báo sẽ ra mắt ứng dụng LBS tương tự Find My Friends của Apple vào tháng 3 tới, sau khi tiếp tục mua lại 2 công ty phát triển LBS gồm Gowalla và Glancee dù lịch sử đã ghi lại thất bại của Apple vì xâm phạm thông tin cá nhân của người dùng và ứng dụng ngốn pin khá nhiều.

    Nhìn chung, diện mạo công nghệ di động đã thay đổi rất nhiều từ khi có LBS. Không còn dừng lại ở khái niệm “check-in”, dịch vụ dựa trên nền tảng định vị đã trở nên thú vị và cho khả năng tương tác gấp nhiều lần. Từ đó, giới quảng cáo tiếp thị nhạy bén xây dựng được cơ sở công nghệ vững chãi để thu về lợi nhuận khổng lồ.

    [​IMG]
    Quảng cáo LBS và rủi ro cho người dùng
    Chưa bao giờ quảng cáo dựa trên LBS lại nở rộ như lúc này trên nền tảng di động. Tại Việt Nam, từ mảng ngân hàng tiêu biểu với ANZ, HSBC, Citibank tới mảng du lịch, ăn uống với Viettravel, các ứng dụng LBS trên điện thoại và máy tính bảng đang dần được phát triển và phổ biến. Theo một nghiên cứu của Google, 94% người dùng sử dụng smartphone để tìm kiếm địa điểm, trong đó, 76% thích tìm kiếm địa điểm doanh nghiệp, còn 61% tỏ ý thích chức năng “Click to call” (chạm và gọi luôn) trong các banner quảng cáo trên di động. Đây là hình thức dùng hoạt động online để tăng doanh thu tại địa điểm kinh doanh bán lẻ. Từ đó, lợi nhuận được chia về túi của 3 bên: Nhà đầu tư, giới quảng cáo và nhà phát triển dịch vụ.

    Người dùng chưa hẳn đã nhận ra sự thật rằng thông tin vị trí và sở thích của họ đang được các nhà tiếp thị phân tích nhằm đưa ra thông điệp quảng bá cho một sản phẩm hay dịch vụ mới. Một khi đã dẫn nhập những lời mời chào hấp dẫn, “cài cắm” vào các ứng dụng LBS để giới thiệu địa điểm bán lẻ tới đối tượng khách hàng chuyên biệt, giới đầu tư có thể yên tâm về khả năng tương tác giữa người dùng với thương hiệu và mỉm cười về doanh số. Hãy tưởng tượng, bạn đang ở gần một trung tâm điện máy, smartphone của bạn sẽ nhận được những thông báo hấp dẫn về khuyến mại và các hoạt động thú vị tại các cửa hàng trong trung tâm, bạn có dễ từ chối bước vào thăm một đôi lần?

    Nhu cầu tìm hiểu “Tôi đang ở đâu” và “Xung quanh tôi có gì có lợi cho tôi” là nguồn gốc cơ bản cho sự phát triển của dịch vụ dựa trên nền tảng định vị LBS. Do vậy, 2013 sẽ chứng kiến LBS mới mẻ ra sao? Câu trả lời còn ở phía trước.

    Nguồn PC World VN
     
  2. Facebook comment - Sức mạnh của dịch vụ di động trên nền tảng định vị

Share This Page