Kho ứng dụng và nền tảng di động

Discussion in 'Tin tức - Đồ chơi số' started by Robot Siêu Nhân, Jun 18, 2013.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 536)

    Sự phát triển của các hệ điều hành mới – nền tảng của các thiết bị di động đã thúc đẩy các nhà phát triển cho ra đời hàng loạt ứng dụng tuyệt vời phục vụ người dùng di động, nhưng đồng thời cũng diễn ra cuộc chiến gay cấn giữa kho ứng dụng và nền tảng di động.

    [​IMG]
    Cuộc chiến kho ứng dụng
    App Store ra mắt vào tháng 7 năm 2008 và đạt mốc 100.000 ứng dụng chỉ sau hơn 1 năm có mặt trên thị trường. Ngay trong ngày đầu tiên ra mắt, App Store đã có tới 10 triệu lượt download. Tính đến thời điểm này, App Store đang dẫn trước các đối thủ khác với sức chứa hơn 775 ngàn ứng dụng, trong đó, 300 ngàn ứng dụng được phát triển riêng cho iPad.
    Ngày 7/1/2013 vừa qua, Apple công bố đã có hơn 40 tỉ lượt tải về từ kho ứng dụng App Store dành cho nền tảng iOS, trong đó phân nửa lượt tải thuộc về 2012. Số lượng ứng dụng “khủng” khiến iOS có nhiều lợi thế hơn so với các nền tảng từ những đối thủ khác, đóng góp không nhỏ vào doanh thu kỉ lục của Apple vào quý 4/2012, khi iPhone 5 vượt Samsung Galaxy SIII để trở thành smartphone bán chạy nhất thế giới.

    Người ta nhận ra rằng, càng tải về nhiều ứng dụng, càng dễ nhận thấy quyền lực của iOS. Quyền lực ấy không chỉ nằm ở số lượng ứng dụng ấn tượng, mà còn ở sự tích hợp giữa hệ điều hành, phần cứng, chất lượng ứng dụng và cho phép người dùng trải nghiệm những điều mới mẻ với ba tiện lợi: dễ tìm, dễ truy cập, dễ tải về. Đặc biệt, sự xuất hiện của màn hình Retina độ phân giải cao và tin đồn iPad mini Retina càng gây nhiều biến động trên thị trường ứng dụng, tạo ra hệ sinh thái ứng dụng phát triển riêng cho lớp sản phẩm màn hình phân giải cao Retina như iPad 3 và iPad 4.

    Người ta cũng đã từng hi vọng vào RIM với BlackBerry App World như phần lớn đang đổ dồn niềm tin vào “Nhà Táo”. Kho ứng dụng của RIM ra đời tháng 10 năm 2008 – thời điểm người dùng di động của RIM đang vượt xa Apple. Tuy nhiên Steve Jobs đã đi một nước cờ khôn ngoan khi ra mắt App Store trước đó 3 tháng, giúp khẳng định thế tiên phong của iPhone cùng với khả năngh linh hoạt, đồng bộ của iOS.

    Tính tới thời điểm 2013, BlackBerry App có 70.000 ứng dụng – một con số khá khiêm tốn. Sự thụt lùi của RIM trong giới công nghệ, tính bảo thủ trong sản phẩm cũng như hệ điều hành đã làm nản lòng các nhà phát triển ứng dụng và dần đẩy BlackBerry ra khỏi cuộc chơi nền tảng di động.

    Ovi Store của Nokia trình làng vào năm 2009 và nhanh chóng đuổi sát Apple tại thời điểm đó. Không có gì khó hiểu khi Nokia lúc ấy vẫn đang đạt phong độ trong cuộc đua đi động. 4 năm sau đó, khi đội quân Apple tưng bừng kỉ niệm 6 năm ngày iPhone ra đời, người ta lại ngậm ngùi cho tình cảnh của một cựu vương. Symbian quá già cỗi để thu hút các nhà phát triển năng động cũng như Ovi Store quá đắt đỏ để giữ lại người dùng vốn chỉ ưa dùng nhiều và miễn phí. Hiện tại, Nokia cũng đã gác lại Ovi Store và tập trung cho Windows Phone Marketplace – được hi vọng là nỗ lực về hệ điều hành cuối cùng của Nokia.

    Cuối 2010, Windows Phone Marketplace xuất hiện và tồn tại khiêm tốn với không nhiều ứng dụng. Tháng 1 năm 2012, con số ứng dụng đạt xấp xỉ 50 ngàn. Mùa thu 2012, Windows 8 và Windows Phone 8 ra đời. Tới cuối 2012, Windows Phone Marketplace nay là Windows Phone Store đã cho ra thêm 75 ngàn ứng dụng, game mới, và hơn 300 ngàn bản cập nhật dành cho các ứng dụng. Có là quá khập khiễng khi so sánh con số này với 775 ngàn ứng dụng của Apple App Store – trong đó 37% là ứng dụng miễn phí – tính tới cùng thời điểm 2012. Sẽ mất rất nhiều thời gian để các nhà phát triển thích ứng được việc tạo ứng dụng trên nền tảng hệ điều hành mới mẻ này.

    Androi Market lặng lẽ xâm nhập thị trường vào tháng 10 năm 2008 với vỏn vẹn 50 ứng dụng, và đã trở thành đối thủ xứng tầm của App Store 4 năm sau đó. Quá mới và không thực sự được coi trọng ở những ngày đầu tiên, song Google đã nỗ lực thay đổi điều này bằng cách liên kết với hầu hết các nhà sản xuất di động tiêu biểu nhất như Samsung, HTC, Sony… để bao phủ mọi phân khúc thị trường. Con đường tiếp cận các nhà phát triển ứng dụng cũng không dễ dàng. Google đã đầu tư vào các nhà phát triển bằng cách tặng thiết bị, khuyến khích họ sử dụng hệ điều hành mở Android. Kết quả là Android Market, nay là PlayStore và có hơn 700 ngàn ứng dụng.

    [​IMG]
    Khi ứng dụng “quyết định” số phận hệ điều hành
    Không thể phủ nhận iOS là “mỏ vàng” siêu lợi nhuận cho Apple với App Store “hàng khủng”, cũng như Android mở đã tạo ra cơn sốt ứng dụng cho rất nhiều nhà sản xuất. Vì thế, cũng cần phải nhìn lại thất bại của Symbian, Bada… hay gần đây nhất là bước thoái trào của BlackBerry với kho ứng dụng nghèo nàn, tụt hậu.

    Còn nhớ, khi Nokia hay bất cứ hãng di động nào đều không nhận ra mối đe dọa từ Apple, không đánh giá đúng sức mạnh của App Store – nơi làm hài lòng hầu hết người dùng bằng các ứng dụng chất lượng cao trên nền hệ điều hành iOS, Nokia bắt đầu chặng đường khốn khó, Symbian cuối cùng đã bị bỏ rơi, và “kẻ khổng lồ” phải gửi “thân” vào hệ điều hành khác. Còn khi các thiết bị di động chạy nền tảng WebOS của HP chỉ chiếm khoảng 3% thị phần smartphone, WebOS lập tức bị khai tử cùng hàng loạt thiết bị đi kèm.

    Ngày nay, người ta đã coi smartphone là một công cụ giao tiếp chính với trào lưu màn hình cảm ứng và bàn phím ảo, hiện đại, tiết kiệm thời gian, đưa lại lợi nhuận và cung cấp tiện ích giải trí tối đa. Chỉ còn số ít trung thành với thế hệ BlackBerry Messenger hoặc những ai thoáng ngoái lại MeeGo chuyên ứng dụng văn phòng, WebOS giúp lưu trữ dữ liệu, xử lí thông tin, kết nối trực tuyến hay Symbian cựu vương. Kho ứng dụng quá nghèo chỉ khiêm tốn vài nghìn cho người dùng quá ít lựa chọn, không đáp ứng được thị hiếu, nhu cầu ngày càng sâu rộng của khách hàng nên đã đẩy hệ điều hành cũ kĩ ra khỏi cuộc đua.

    Ứng dụng di động ra đời dựa theo nhu cầu của người dùng. Khi nhu cầu càng phát triển, tính đào thải ứng dụng càng cao bởi lựa chọn thông minh của người dùng và sự cạnh tranh khốc liệt giữa các nhà phát triển. Từ đó, chiều sâu và tính đa dạng hóa sản phẩm của ứng dụng cũng giúp thúc đẩy sự phân hóa, cạnh tranh và phát triển của các nền tảng di động. Cuộc đua smartphone đang loại bỏ dần những kẻ hụt hơi.

    Theo Nielsen, tính đến cuối năm 2012, có 11,8 triệu người dùng ứng dụng YouTube trên iPhone ở Mỹ, và 6,4 triệu người dùng ứng dụng Google Search, khiến 2 ứng dụng này nằm trong top 20 ứng dụng nhiều người dùng nhất của App Store. Ngoài ra cuộc chiến nền tảng hệ điều hành còn lan đến cuộc chiến ứng dụng khi Apple loại bỏ YouTube và thay Google Map bằng bản đồ riêng của mình. Chỉ sau đó không lâu ứng dụng Google Map trở lại iOS trên App Store với 10 triệu lượt tải về trong vòng 48 giờ.

    Một trong những trò chơi được ưa chuộng nhất năm 2012 vừa qua là Temple Run đã đạt con số hơn 75 triệu lượt tải về trên iOS. Và từ khi xuất hiện vào tháng 8/2011, Temple Run trên Play Store của Android cũng đã có tới hơn 170 triệu lượt tải về. Ứng dụng hình ảnh được yêu thích nhất trên các nền tảng di động Instagram đã đạt mức 90 triệu người sử dụng và 40 triệu hình ảnh được thêm vào mỗi ngày.

    Đầu tháng 1/2013, Ubuntu cho biết về khả năng gia nhập phân khúc smartphone với nền tảng nguồn mở mới Ubuntu. Cuối tháng 1/2013, RIM công bố hệ điều hành BlackBerry 10 – được cho là cơ hội cuối cùng để RIM tự cứu mình. Microsoft cập nhật Windows Phone 8 trong nỗ lực đuổi theo Android và iOS. Kèm theo là Mozilla Foundation vừa nhập cuộc với hệ điều hành mở Firefox OS, hay như mã mở Tizen- một phiên bản di động của Linux mà Samsung đang chuẩn bị ra mắt thị trường.

    Trong tương lai, cơ hội phát triển mạnh mẽ dành cho các hệ điều hành di động mã mở, Android, Firefox OS hay Tizen là miễn phí và dễ dàng phù hợp với các phân khúc di động; còn iOS, Blackberry, Windows sẽ tốn nhiều công sức hơn để giữ và củng cố nền tảng.

    Do đó, có tới hơn 6 lựa chọn nền tảng di động trong 2013. Liệu thị trường có đủ chỗ cho tất cả nền tảng này tồn tại hay không, hay đây sẽ là giai đoạn sàng lọc ra những tay đua có thể thực sự tồn tại và phát triển. Phát triển ứng dụng sẽ là một trong những giải pháp tiên quyết để trả lời ai sẽ là kẻ “đứt gánh giữa đường”.

    Nguồn PC World VN
     
  2. Facebook comment - Kho ứng dụng và nền tảng di động

Share This Page