Nhờ khả năng thiết lập, chia sẻ kết nối 3G cơ động mà những bộ định tuyến 3G bỏ túi phù hợp với nhiều người dùng Internet thường xuyên di chuyển. Thiết kếĐặc điểm của 4 thiết bị định tuyến 3G này là nhỏ gọn, tiện lợi cho di chuyển, kích thước, khối lượng chỉ tương đương với một chiếc điện thoại di động. Trong 4 thiết bị thử nghiệm, Huawei E586 được trang bị màn hình để theo dõi thông tin kết nối, thời lượng pin, thời gian dùng và dung lượng dữ liệu đã sử dụng một cách trực quan. Còn 3 sản phẩm còn lại gồm TP-Link TL-MR3040, Tenda 3G300M và D-Link DWR-530 đều sử dụng đèn tín hiệu để hiển thị thông tin. Ngoài cổng microUSB để sạc hay kết nối với máy tính, Huawei E586 và D-Link DWR-530 còn hỗ trợ bộ nhớ ngoài với khe cắm thẻ microSD. Xếp hạng Huawei E586: TP-Link TL-MR3040: Tenda 3G300M: D-Link DWR-530: Ngoài cổng USB, TP-Link TL-MR3040 và Tenda 3G300M còn tích hợp cổng cắm dây mạng RJ45. Hai sản phẩm này tuy kích thước lớn hơn đôi chút trong 4 sản phẩm mà Test Lab thử nghiệm, nhưng vẫn rất nhỏ gọn so với các bộ định tuyến cố định. Nếu quan tâm đến ngoại hình 4 sản phẩm với thiết kế nhựa bóng bẩy, 4 góc vuốt cong, mỏng nhẹ sẽ là lựa chọn hợp lý, dù sẽ dễ trầy xước khi sử dụng lâu dài. Cài đặt và tính năng TP-Link TL-MR3040 và Tenda 3G300M có cách sử dụng tương đối đơn giản, chỉ cần gắn USB 3G vào, thiết bị ngay lập tức trở thành điểm phát Wi-Fi. Nếu muốn thiết lập cấu hình cho các thiết bị kết nối đến theo ý mình, người dùng chỉ cần mở trình duyệt và nhập vào địa chỉ IP mặc định mà nhà sản xuất đã cung cấp, sau đó thực hiện các bước tùy chỉnh. Đây cũng là ưu điểm chính của hai sản phẩm này bởi khả năng sử dụng linh hoạt, dù với mục đích dùng cố định hay di động, chia sẻ kết nối dùng modem tích hợp hay qua USB 3G, dù mạng GSM/UMTS hay CDMA. Với phiên bản firmware cập nhật mới nhất thì hầu như các thiết bị 3G tại Việt Nam đều tương thích với 2 thiết bị này. Tất nhiên, người dùng sẽ phải thường xuyên cập nhật phiên bản firmware mới cho thiết bị để tương thích với những thiết bị mới. D-Link DWR-530 và Huawei E586 lại có cách thiết lập tương đối khác với 2 sản phẩm ở trên. Nhờ tích hợp khe cắm SIM bên trong, hai thiết bị này cho phép người dùng lắp thẻ SIM vào và kích hoạt kết nối. Để truy cập vào bảng điều khiển, người dùng đăng nhập thông qua IP mặc định của nhà sản xuất. Trang quản trị sẽ hiển thị đầy đủ các thông tin từ kết nối cho đến thời lượng pin. Người dùng có thể tùy chỉnh cấu hình cho mạng Wi-Fi, phương thức mã hóa, tường lửa và cả tính năng nhắn tin SMS. Xếp hạng Huawei E586: TP-Link TL-MR3040: Tenda 3G300M: D-Link DWR-530: 4 bộ địnhtuyến này đều hỗ trợ đầy đủ các tính năng của một cổng kết nối thông thường như VPN, MAC, IP Filter, DHCP, QoS, Printserver, Filesever… Một số dịch vụ khác như Dynamic DNS và NAT chưa thực sự hữu dụng tại Việt Nam. Để chia sẻ, truyền dữ liệu không dây, người dùng cần cài đặt trình FTP Client vào máy tính, hoặc tìm kiếm ứng dụng tương tự dành cho smartphone hay máy tính bảng. Giao diện ứng dụng quản lý dữ liệu có thiết kế điển hình của một router D-Link. Trong chế độ modem, kết nối được theo dõi thông qua Connection Manager. Kết nối và hiệu suất Tầm phát sóng của 4 bộ định tuyến này vào khoảng 10m, hỗ trợ tối đa 5 kết nối một lúc. Sản phẩm có thể dùng pin (trong khoảng 4 tiếng) và dùng điện để hoạt động. Điện áp đầu vào là 5V nên rất tiện lợi cho việc sạc pin, người dùng có thể cắm vào cổng USB máy tính (dùng như một USB 3G thông thường), bộ đổi điện ống tẩu của ôtô hoặc qua adapter đi kèm để nạp năng lượng cho pin. Xếp hạng Huawei E586: TP-Link TL-MR3040: Tenda 3G300M: D-Link DWR-530: Test Lab đã thử truy cập vào các trang tin tức, YouTube thì cả 4 thiết bị đều có độ trễ tương đối khi bắt đầu sử dụng. Khi sử dụng công cụ đánh giá tốc độ mạng qua SpeedTest.net trên Android cho thấy: TP-Link TL-MR3040 và Tenda 3G300M cho kết quả tải xuống trong khoảng 3Mbps và tải lên 1,75Mbps, tốc độ ổn định ở khoảng cách 2m. Ở cự ly xa quá 10m thì độ ổn định kém dần. Khả năng phát Wi-Fi chưa thực sự xuất sắc trong phạm vi lớn. Huawei E586 và D-Link DWR-530 hoạt động tương đối tốt. Trong bán kính 10m trở lại, kết quả tải xuống và tải lên ổn định khoảng 3Mbps. So sánh với một smartphone kết nối 3G sử dụng cùng SIM 3G thì kết quả chỉ từ 1,5Mbps cho đến 2Mbps. Kết quả thực tế sử dụng không như nhà sản xuất đưa ra, có lẽ một phần là do hạ tầng 3G của Việt Nam còn hạn chế. Kết quả thử nghiệm tốc độ Tải lên Tải xuống Huawei E586 2,1Mbps 3Mbps TP-Link TL-MR3040 1,8Mbps 3,2Mbps D-Link DWR-530 2Mbps 3Mbps Tenda 3G300M 1,75Mbps 3Mbps Nguồn PC World VN