Cùng với cơn bão LTE 4G mới xuất hiện, thị trường thiết bị viễn thông di dộng bao gồm cả máy bảng, điện thoại di động dự kiến sẽ “hoàn tất” mức tăng trưởng hai chữ số ngay trong 2012. Bên cạnh chip xử lý di động trung tâm, Qualcomm còn đẩy mạnh phát triển cả những công nghệ hỗ trợ rất đáng chú ý như màn hình thế hệ mới, khả năng xử lý hình ảnh 3D Stereoscopic, kết nối Bluetooth, kết nối vệ tinh, công nghệ nhận diện hành vi… tất cả chúng hiển nhiên đã và đang chắp cánh cho các bộ xử lý Snapdragon nói riêng và nhiều sản phẩm khác của hãng. Theo số liệu do IHS iSupply công bố, trong năm 2012, doanh thu của thị trường này sẽ vào khoảng 398 tỷ USD – tăng 17% so với mức 340,8 tỷ USD hồi năm ngoái. Mức này cũng được dự đoán sẽ tiến thẳng tới mốc 500 tỷ USD vào năm 2015. Điều đó cho thấy tiềm năng hết sức mạnh mẽ của thị trường này cũng như vai trò quan trọng của nó đối với cuộc sống số của cộng đồng vào thời điểm hiện tại cũng như trong tương lai. Thực tế, đóng góp vào thành công của trào lưu này phải kể đến những thành tựu sáng giá của các nhà sản xuất chip di động mà điển hình là Qualcomm. Không thể phủ nhận một thực tế rằng trong suốt 25 năm qua, ý tưởng và sáng tạo của Qualcomm đã dẫn dắt sự phát triển của thiết bị viễn thông không dây, kết nối mọi người đến gần nhau hơn và tạo ra các kênh tiếp cận tới thông tin, giải trí ở mọi nơi, mọi lúc. Ngay vào lúc này, các công nghệ của Qualcomm đang tiếp sức cho sự hội tụ của môi trường di động và các loại thiết bị điện tử tiêu dùng. Chúng góp phần giúp cho các thiết bị và dịch vụ không dây trở nên mạnh mẽ, rẻ hơn và dễ truy cập hơn đối với người dùng. Hiện nay, người dùng dễ dàng tìm thấy chip của Qualcomm trên vô số các dòng sản phẩm thế hệ mới, từ điện thoại thông minh cho tới TV số, máy tính bảng và cả các dòng thiết bị tích hợp gia dụng. Các dòng sản phẩm này đến từ nhiều tên tuổi lớn như Sony, Dell, ASUS, Lenovo, Viewsonic, Acer… Lý giải cho sự thông dụng tới mức đáng ngạc nhiên này chính là vì dòng sản phẩm chip xử lý và viễn thông của hãng thực tế có nhiều ưu điểm so với các đối thủ - kể cả đối với các nhà sản xuất lẫn người dùng. Việc sử dụng chip tích hợp được cả kết nối viễn thông không chỉ giúp tiết kiệm không gian và tạo lợi thế cho thiết kế sản phẩm mà còn giúp tiếp kiệm cả năng lượng tiêu thụ. Bản thân đặc tính này là tối quan trọng trong môi trường di động bởi kết nối không dây, màn hình cỡ lớn và vi xử lý mạnh đều là những thành phần tiêu thụ điện lớn.Nói cách khác, sản phẩm với chip di động Qualcomm sẽ có thiết kế mỏng, nhẹ, tiết kiệm năng lượng và quan trọng nhất là luôn được đảm bảo về năng lực kết nối. Ngay từ hội thảo các nhà phát triển Uplinq do Qualcomm tổ chức hồi 2/7/2012, CEO Paul Jacobs đã chia sẻ việc các máy tính bảng Windows RT sử dụng chip Snapdragon lõi kép MSM8960T và lõi tứ APQ8064. Cả hai vi xử lý này đều thuộc dòng Snapdragon S4 Pro cùng đồ họa Adreno 320 của Qualcomm với xung nhịp vận hành có thể đạt ngưỡng 2,5GHz. Nhờ đó, các thiết bị này đều sẽ mỏng và nhẹ hơn so với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh, nhưng vẫn có hiệu năng tốt và thời lượng pin được cải thiện. Không chỉ vậy, thiết kế của dòng Snapdragon mới sẽ không cần phải yêu cầu thêm quạt tản nhiệt nhưng vẫn có khả năng làm mát cho mọi thành phần linh kiện của máy. Như thế, có thể thấy rằng từ việc điện thoại thông minh, máy tính bảng xóa bỏ đi ranh giới địa lý, cho đến TV và MTXT mang đến những khả năng điện toán di động và ứng dụng cho gia đình tốt nhất. Thực tế, chính những đóng góp của Qualcomm trong cuộc chơi viễn thông di động mới đã tạo đà cho sức tăng trưởng đáng kinh ngạc của nhà sản xuất này. Cũng theo số liệu của IHS iSupply, trong 2012, doanh thu của Qualcomm tăng tới 27,2% với cùng kì năm ngoái. Đây là mức tăng trưởng lớn nhất trong số TOP 10 – thậm chí là TOP 20 - các nhà sản xuất bán dẫn (cao hơn cả Intel, Samsung, Broadcom hay Texas Instrument). Lý do khiến Snapdragon trở nên vô cùng phổ biến là nhờ thiết kế của những thế hệ chip, đặc biệt, Snapdragon S4 mới nhất của Qualcomm không đơn thuần là có bốn lõi với năng lực xử lý cao mà mỗi trong số chúng có thể vận hành ở xung nhịp khác nhau. Điều đó đồng nghĩa với việc khi điện thoại cần ít năng lực xử lý (ví dụ như ở trạng thái nghỉ), hệ thống có thể tắt ba lõi đi. Ngược lại, khi hiệu năng trở nên cần thiết, thiết kế của Snapdragon cho phép tăng xung nhịp lõi để mỗi trong số chúng có thể xử lý các tác vụ khác nhau nhưng chỉ sử dụng vừa đủ lượng năng lượng. Điều này cho phép các thiết bị Qualcomm tiết kiệm năng lượng ngay từ kiến trúc lõi – một yếu tố luôn đem lại lợi ích bất kể trong môi trường nào. Tuy nhiên, có lẽ thế mạnh lớn nhất của những dòng chip như Snapdragon là hướng đi mà Qualcomm chọn cho chúng trên thị trường vi xử lý di động. Bản thân Qualcomm không chỉ là nhà phát triển bộ xử lý ứng dụng lớn nhất mà còn thống trị cả thị trường chip viễn thông nhờ việc giao tiếp UMTS hiện tại được xây dựng dựa trên nhiều sáng chế của hãng. Nguồn PC World VN