Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đã lên chương trình cho một sứ mệnh mới nhằm tìm hiểu những đợt phóng tia cực tím của mặt trời và tác động của nó đối với Trái đất. Bất chấp thực tế Trái đất phải dựa vào mặt trời để tồn tại, vẫn còn quá nhiều điều mà giới khoa học chưa biết được về ngôi sao trung tâm của chúng ta. Và NASA đang bảo đảm sẽ sớm thay đổi tình trạng này. Vệ tinh IRIS đang được chuẩn bị tại Trung tâm Bay Goddard - (Ảnh: NASA) Cơ quan không gian của Mỹ đang chuẩn bị phóng vệ tinh quan sát mặt trời gọi là IRIS vào ngày 26/6, nhằm quan sát cận cảnh tầng khí quyển thấp của mặt trời. Đây là khu vực sản sinh những luồng tia cực tím, vốn gây ảnh hưởng đến khí hậu Trái đất và vùng không gian cận địa cầu, theo Space.com dẫn thông báo từ NASA. “Dữ liệu của IRIS sẽ lấp đầy khoảng trống quan trọng trong khối kiến thức còn nhiều thiếu sót về vùng giao diện mặt trời (tức khí quyển thấp)", theo chuyên gia về chương trình IRIS là Jeffrey Newmark. Ông cho hay đây cũng là lần đầu tiên giới chuyên gia Trái đất có được sự quan sát cần thiết để hiểu cách năng lượng được bơm vào quầng điện hoa mặt trời tầng ngoài, cũng như hướng phát sinh của gió mặt trời. Được biết, IRIS sẽ được đặt trên quỹ đạo quanh Trái đất trong vòng 2 năm, ở độ cao từ 627 đến 675km cách mặt đất. Nguồn VNExpress