Mỗi người ít ham muốn tình dục ở mức độ khác nhau nhưng nguyên nhân phổ biến là căng thẳng, bệnh tật, lão hóa, lạm dụng rượu và các chất kích thích... Còn nhiều kẻ thù giấu mặt tác động lên "chuyện ấy". 1. Đậu phụ Một nghiên cứu mới ở Đại học Harvard cho thấy nếu ăn một nửa bìa đậu phụ mỗi ngày làm giảm số lượng tinh trùng. Đậu nành làm tăng hoạt động của estrogen, do vậy có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất tinh trùng và hoạt động nội tiết. Nghiên cứu thực hiện trên động vật cho thấy chất isoflavone trong đậu nành và estrogen có thể tác động tiêu cực đến việc sinh sản bao gồm cả giảm khả năng. Một khi testosterone giảm cũng sẽ gây rối loạn chức năng cương dương. 2. Đồ chơi tình dục Bạn nghĩ dùng đồ chơi tình dục sẽ tăng thêm gia vị tình yêu, thực ra nó có hại nhiều hơn lợi. Nhựa vinyl là chất liệu phổ biến làm đồ chơi và trong đó chứa một số chất có thể phá vỡ nội tiết tố, giảm testosterone. Muốn mua hãy chọn đồ tốt. Ăn đậu phụ không tốt cho chuyện ấy của quý ông. Ảnh: thinkstock. 3. Nến Sử dụng nến thơm cho một buổi tối lãng mạn, ngược lại sẽ phản tác dụng. Một nghiên cứu ở Đại học South Carolina State về chất lượng không khí trong nhà đã chỉ ra mùi thơm nhân tạo phát benzen và toluene - làm giảm ham muốn. Các loại nước hoa giả cũng là những kích thích tố làm giảm nồng độc testosterone. 4. Lượng đường Một nghiên cứu trên Journal of Sexual Medicine, khảo sát 800 đàn ông bị tiểu đường tuýp 2, phát hiện người có nồng độ đường trong máu cao nhiều khả năng bị rối loạn cương dương. Đường trong máu tốt dẫn đến sức khỏe tình dục tốt. 5. Bắp rang bơ Bạn định bắt đầu một bộ phim lãng mạn cùng đối tác với bắp rang bơ? Đừng làm vậy nếu biết hóa chất không dính sử dụng ở lớp lót trong túi bỏng ngô liên quan đến ung thư tinh hoàn, ung thư, vô sinh và giảm ham muốn tình dục. 6. Hóa đơn Trên tờ hóa đơn có hóa chất bisphenol A (BPA) liên quan đến khả năng sinh sản. Nghiên cứu được thực hiện trên công nhân nhà máy ở Trung Quốc gần đây cho thấy việc tiếp xúc với hóa chất này làm tăng nguy cơ rối loạn chức năng tình dục, bao gồm cả bất lực và ít ham muốn. BPA cũng được tìm thấy trong các thiết bị y tế, xe hơi, đồ ăn uống, túi nilon... Thanh Thu (Theo health24) Nguồn VNExpress