Dinh dưỡng giúp bà bầu sinh con khỏe mạnh

Discussion in 'Sống khỏe' started by bboy_nonoyes, May 27, 2013.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 456)

    Các loại khoai củ giàu nguồn năng lượng nhưng ít đạm nên không ăn trừ bữa. Ăn thêm một chén cơm mỗi buổi, cần 200-250g thịt và các phẩm từ thịt mỗi ngày, 1-2 ly sữa, 1 quả trứng, nhiều rau quả.


    Trong thời kỳ có thai, nuôi con bú, chế độ ăn uống của người mẹ rất quan trọng vì ảnh hưởng tới sức khỏe cả mẹ lẫn con. Người mẹ cần nhớ rằng ăn uống cho mình và cho cả con trong bụng. Nếu mẹ ăn uống tốt, đầy đủ các chất dinh dưỡng thì mới lên cân tốt.

    Thạc sĩ, bác sĩ Trần Việt Cường, Trưởng khoa sản thường, Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP HCM) cho biết, trong suốt thời kỳ mang thai, người mẹ có cân nặng trung bình, cần tăng thêm từ 10 đến 12 kg. Trong đó 3 tháng đầu cần tăng 1kg, 3 tháng giữa tăng 2-5 kg, 3 tháng cuối thăng 5-6kg. Tăng cân tốt, người mẹ sẽ tích lũy mỡ là nguồn dự trữ để tạo sữa sau khi sinh.

    "Đối với bà mẹ suy dinh dưỡng, cần tăng ít nhất 12-18kg trong thai kỳ. Bà mẹ thừa cân hay béo phì vẫn phải tăng 6-8kg. Mẹ bị thiếu ăn hoặc ăn uống kiêng cữ không hợp lý là nguyên nhân suy dinh dưỡng bào thai, trẻ đẻ ra có cân nặng thấp dưới 2,5 kg", bác sĩ Cường chia sẻ.

    [​IMG]
    Trong suốt thời kỳ mang thai, người mẹ cần cung cấp đủ chất dinh dưỡng để tăng thêm từ 10 đến 12 kg. Ảnh: hforcare

    Thai phụ không kiêng cữ, nhưng cũng cần chú ý một số vấn đề hạn chế trong ăn uống như không nên dùng các loại kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá, nước trà đặc... Nên giảm ăn muối trong thai kỳ, đặc biệt là trong 3 tháng cuối thai kỳ vì có thể gây ra phù, dẫn đến các biến chứng khi sanh. Giảm ăn các loại gia vị như ớt, tiêu, tỏi, dấm.

    Theo bác sĩ Cường, khi có thai, cho con bú, nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng đòi hỏi cao hơn ở mức bình thường vì nhu cầu đảm bảo cung cấp cho các hoạt động của cơ thể, sự thay đổi về sinh lý của người mẹ như biến đổi về chuyển hóa, tích lũy mỡ, tăng cân, sự tăng về khối lượng của tử cung, vú, còn cần thiết cho sự phát triển của thai nhi và tạo sữa cho con bú.

    Nhu cầu năng lượng trong 3 tháng đầu tăng 5-10% và tăng lên 15-20% trong 3 tháng giữa. Trong thời kỳ hậu sản nhu cầu năng lượng có thể tăng lên 30%. Nguồn năng lượng trong bữa ăn ở nước ta chủ yếu dựa vào lương thực như gạo, ngô, mì... Các loại khoai củ cũng là nguồn năng lượng, nhưng ít chất đạm do đó chỉ nên ăn trộn, không ăn trừ bữa. Nên chọn loại gạo tốt, không xay xát quá trắng vì sẽ mất chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin B1 cống bệnh tê phù. Nên thêm 1 chén cơm mỗi bữa ăn và ăn thêm bữa phụ.

    Nhu cầu chất đạm ở người mẹ khi mang thai tăng lên giúp việc xây dựng và phát triển cơ thể của trẻ. Ngoài cơm và lương thực khác ăn đủ no, bữa ăn cho bà mẹ có thai cần có thức ăn để bổ sung chất đạm và chất béo. 2/3 hoặc ít nhất 1/2 thực phẩm trong thời kỳ mang thai là những thức ăn có giá trị sinh học cao như sữa, bơ, trứng, thịt, cá... Chế độ ăn nghèo đạm có thể dẫn đến các biến chứng thai kỳ như thiếu máu, co giật, phù, dị tật bẩm sinh, sinh non... Ngoài ra, nó có thể ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng của sữa mẹ.

    Bà mẹ cần thực hiện chế độ ăn cân đối giữa đạm động vật và đạm thực vật nhằm hạn chế việc sinh ra các yếu tố bất lợi cho sức khỏe và nâng cao vai trò của chất đạm. Thịt, cá, trứng, sữa, đậu là những thực phẩm có nhiều chất đạm. Có thể phân chia khẩu phần ăn trong một ngày với 200-250g thịt và các phẩm từ thịt, 1-2 ly sữa và ít nhất 1 quả trứng.

    Chất béo là nguồn năng lượng chính cho cơ thể và giúp hấp thu các vitamin tan trong dầu. Nhu cầu chất béo nên ở mức thấp vì chúng làm gan phải hoạt động nhiều và làm tăng tiết acid. Phụ nữ mang thai nên ăn 90g chất béo một ngày và 110g trong thời kỳ hậu sản.

    Nhu cầu glucose cần 5-6g cho 1 kg mỗi ngày hoặc khoảng 350-420 g một ngày trong thời kỳ mang thai, có thể tăng lên 500g một ngày trong thời kỳ hậu sản. Không nên vượt quá mức này vì có thể dẫn đến béo phì và đái tháo đường. Nên ăn nhiều rau và trái cây, cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất, chống táo bón.

    Các loại rau phổ biến như ngót, muống, dền, xà lách... có nhiều vitamin C và caroten (tiền chất vitamin A). Quả chín như chuối, đu đủ, cam, xoài... cũng rất cần thiết cho bà mẹ. Nếu có điều kiện nên ăn trái cây hằng ngày.

    Lê Phương

    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Dinh dưỡng giúp bà bầu sinh con khỏe mạnh

Share This Page