"Đó là quá trình chông gai đầy thử thách nhưng với sự ủng hộ tinh thần từ gia đình, bạn bè cùng nghị lực của bản thân và chế độ điều trị khoa học, tôi đã vượt qua nó", bác sĩ Phạm Trường Giang chia sẻ về chặng đường chiến đấu với căn bệnh ung thư. Dưới đây là những dòng tâm sự của bác sĩ Trường Giang về hành trình chiến đấu gian khó để vượt qua căn bệnh ung thư: Hằng năm, tôi vẫn thường kiểm tra sức khỏe định kỳ nhưng đến năm 49 tuổi, năm 2003, nhận thấy cơ thể có một số dấu hiệu khác thường như chán ăn, ăn không tiêu, đau bụng dù đói hay no, mệt mỏi…, tôi đi khám, làm đủ các xét nghiệm. Trong đó, nội soi đường tiêu hóa trên và dưới cho kết quả giải phẫu bệnh ly cùng một lúc: ung thư dạ dày và ung thư đại tràng giai đoạn II – một dạng ung thư kết hợp hiếm gặp trong y học thế giới. Tôi suy sụp tinh thần vô cùng nhưng sau đó nhờ sự động viên của gia đình, đồng nghiệp, bạn bè, tôi đã lấy lại niềm tin và nghị lực để bước vào các giai đoạn chữa trị. Tôi từng bước trải qua mười năm có ba lần phẫu thuật: cắt bỏ nửa đại tràng năm 2003, cắt bỏ 2/3 dạ dày năm 2004 và cắt bỏ đoạn đại tràng sigma năm 2010. Cứ sau mỗi lần phẫu thuật là các đợt hóa trị 9 chu kỳ - 6 tháng chữa trị tấn công và 3 tháng duy trì. Mỗi lần vào hóa chất, tôi lại gặp rất nhiều biến chứng như ói mửa, ăn không được, chán nản, mệt mỏi…, tôi sụt hẳn 10kg. Bác sĩ Phạm Trường Giang trong ngày hội Prosure Cup. Tuy gặp khó khăn trong ăn uống nhưng tôi không ngừng luyện tập thể lực để tăng cường sức khỏe chiến đấu với căn bệnh. Ngày ngày, tôi chơi tenis, ngay cả trong quá trình vào hóa chất. Đây cũng là môn thể thao tôi yêu thích và cũng chơi được 25 năm. Tôi chơi tennis 2 tiếng mỗi ngày, một tuần ba buổi. Chơi tennis giúp tôi ra nhiều mồ hôi nên cần uống nước nhiều, mau đói nên thèm ăn - hai điều này rất có lợi cho bệnh nhân điều trị ung thư. Quan trọng nhất là vận động giúp tôi sảng khoái tinh thần, có thêm niềm tin và hy vọng chiến thắng bệnh tật. Về chế độ dinh dưỡng, là người làm trong ngành y thì tôi càng chủ động hơn. Từ đồng nghiệp, tôi biết được nguyên tắc 5E cho bệnh nhân ung thư: Early (phát hiện sớm và can thiệp dinh dưỡng ngay từ đầu), Emotion (cảm xúc tốt, tích cực), Exercise (vận động), Easy (thực phẩm dễ thấy, dễ chế biến), Enough + EPA (thức ăn đầy đủ chất và có bổ sung EPA - một loại axít béo Omega-3 có tác dụng chống suy mòn cho cơ thể. Trong thời gian hóa trị, ăn uống là một điều rất khó khăn nhưng tôi phải cố gắng ăn thật nhiều những gì mình thích. Để tăng khẩu vị, tôi uống nhiều nước ép và ăn nhiều hoa quả. Mỗi ngày tôi chia làm nhiều bữa, mỗi bữa ăn ít một, uống nước liên tục từng ngụm nhỏ. Nước và khoáng chất bù lại cho việc không ăn uống được là một điều rất quan trọng. Ngoài ra, tôi còn uống các loại sữa để bổ sung thêm dinh dưỡng như sữa bò, sữa đậu nành, sữa ProSure… Những sản phẩm đó rất tốt cho cơ thể, đặc biệt, ProSure giúp tôi duy trì cân nặng, tránh sút cân nhiều. Prosure cung cấp nhiều năng lượng và EPA rất cần thiết cho bệnh nhân ung thư nên tôi đặc biệt chú trọng, uống 2 ly sữa mỗi ngày. Tuy không dễ dàng lấy lại cân nặng nhưng tôi đã giữ thể trạng của mình không bị suy kiệt trong quá trình hóa trị. Quá trình kéo dài 10 năm, hiện tôi vẫn tuân thủ khám sức khỏe tổng quát định kỳ, duy trì thể lực, tinh thần và đang dần từng bước trở lại với cuộc sống bình thường, khỏe mạnh. Sau khi khỏi bệnh, tôi đã tham gia nhiều hội thảo sức khỏe để cùng chia sẻ kinh nghiệm cũng như kiến thức cho những bệnh nhân ung thư và nhận được những phản hồi tích cực. Theo tôi, dinh dưỡng và vận động quyết định một nửa thành công trong cuộc chiến với ung thư. Ý chí con người sẽ tạo ra những sự kỳ diệu trong cuộc sống. Bác sĩ Phạm Trường Giang (59 tuổi, TP HCM) Prosure (Abbott, Mỹ) là một trong những sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt cho người bệnh ung thư, đã được hơn 20 nghiên cứu y học trên thế giới chứng minh là giúp bệnh nhân ung thư cải thiện sự ngon miệng, tăng thể trọng, tăng cường sức khỏe và hoạt động thể lực, nâng cao chất lượng cuộc sống. Để có thêm kiến thức dinh dưỡng trong điều trị ung thư, truy cập website: www.prosure.com.vnem. Nguồn VNExpress