Điều gì xảy ra khi thường xuyên mất ngủ?

Discussion in 'Sống khỏe' started by Robot Siêu Nhân, Jul 13, 2025 at 5:02 AM.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 14)

    [​IMG]

    Mất ngủ, thiếu ngủ hay chất lượng giấc ngủ kém ảnh hưởng đến hầu hết các cơ quan trên cơ thể từ thần kinh, tim mạch đến gan, thận.


    Mất ngủ là tình trạng không thể ngủ suốt đêm, khó vào giấc, trằn trọc, dễ tỉnh giấc. Mọi người đều có nguy cơ mất ngủ nhưng người lớn tuổi, căng thẳng, sử dụng caffein muộn, mắc bệnh nền có nguy cơ cao hơn. Người bị mất ngủ xảy ra ít nhất ba lần một tuần trong hơn ba tháng có khả năng mất ngủ mạn tính. Nên đi khám để xác định nguyên nhân, điều trị kịp thời, tránh biến chứng có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

    Hệ thần kinh trung ương

    Giấc ngủ ngon cần thiết để duy trì hoạt động bình thường của hệ thần kinh. Mất ngủ mạn tính có thể làm gián đoạn cách cơ thể gửi và xử lý thông tin khiến người bệnh thấy khó tập trung chú ý, không thể làm việc và học tập hiệu quả. Các tín hiệu mà cơ thể gửi đi bị chậm so với bình thường, làm giảm khả năng phối hợp và tăng nguy cơ tai nạn.

    Thiếu ngủ cũng ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng tinh thần và trạng thái cảm xúc. Người mất ngủ có xu hướng thiếu kiên nhẫn hơn, dễ thay đổi tâm trạng, ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định và khả năng sáng tạo. Tình trạng ngủ gật vào ban ngày do mất ngủ rất nguy hiểm, nhất là khi đang điều khiển giao thông, làm việc ngoài trời ở khu vực nguy hiểm. Theo thời gian, chứng mất ngủ mạn tính có thể dẫn đến rối loạn tâm trạng như trầm cảm hoặc lo âu.

    Hệ thống miễn dịch

    Khi ngủ, hệ thống miễn dịch sản xuất các chất bảo vệ, chống nhiễm trùng như kháng thể và cytokine. Hệ thống sử dụng các chất này để chống lại các tác nhân xâm nhập từ bên ngoài như vi khuẩn và virus. Một số cytokine có khả năng hỗ trợ hệ thống miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn để bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật. Thiếu ngủ ngăn hệ thống miễn dịch xây dựng, từ đó khó khăn khi chống lại các tác nhân xâm nhập, thời gian phục hồi sau khi ốm chậm hơn. Chất lượng giấc ngủ kém còn là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như bệnh tim, tiểu đường.

    Hệ hô hấp

    Mối quan hệ giữa giấc ngủ và hệ hô hấp diễn ra theo cả hai hướng. Rối loạn hô hấp vào ban đêm như ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA) có thể làm gián đoạn giấc ngủ, giảm chất lượng. Tình trạng thiếu ngủ, mất ngủ khiến nhiễm trùng đường hô hấp như cảm lạnh thông thường, cúm. Thiếu ngủ cũng có thể làm cho các bệnh về đường hô hấp hiện có như bệnh phổi mạn tính, hen suyễn trầm trọng hơn.

    Hệ tiêu hóa

    Giấc ngủ ảnh hưởng đến hoạt động của hai loại hormone leptin và ghrelin, kiểm soát cảm giác đói và no. Nếu không ngủ đủ giấc, não làm giảm leptin và tăng ghrelin kích thích sự thèm ăn. Thiếu ngủ cũng có thể khiến bạn cảm thấy quá mệt mỏi, lười vận động. Theo thời gian, giảm hoạt động thể chất có thể gây tăng cân do không đốt cháy đủ calo và không phát triển khối lượng cơ.

    Hệ nội tiết

    Quá trình sản xuất hormone diễn ra trong giấc ngủ. Mất ngủ mạn tính có thể ảnh hưởng đến các hormone testosterone kiểm soát ham muốn tình dục của nam giới. Những hormone này giúp cơ thể xây dựng khối lượng cơ và phục hồi tế bào và mô, bên cạnh các chức năng tăng trưởng khác. Để sản xuất testosterone, nam giới cần ít nhất ba giờ ngủ không bị gián đoạn. Thức giấc giữa đêm có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất hormone này.

    Anh Chi (Theo WebMD, Healthline)


    Adblock test (Why?)
    Nguồn: VNExpress​
     
  2. Facebook comment - Điều gì xảy ra khi thường xuyên mất ngủ?

Share This Page