7 thói quen tưởng vô hại khiến thận tổn thương

Discussion in 'Sống khỏe' started by Robot Siêu Nhân, Apr 29, 2025 at 10:55 AM.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 8)

    Việc dùng thuốc giảm đau, uống ít nước, quá nhiều rượu, hút thuốc, thừa cân, ăn uống không lành mạnh, giấc ngủ kém có thể gây hại thận.


    Thận lọc chất thải, dịch thừa và chất điện giải trong máu. Thận cũng điều hòa huyết áp, sản xuất hồng cầu và cân bằng canxi.

    Tổn thương thận làm giảm khả năng lọc và cân bằng, gây tích tụ độc tố, giữ nước và mất cân bằng điện giải. Điều này dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe, từ huyết áp cao đến bệnh tim và xương yếu. Tổn thương thận cũng có thể tiến triển thành bệnh thận mạn tính và suy thận.

    Thay đổi lối sống có thể giúp bảo vệ thận. Dưới đây là 7 thói quen có hại:

    Dùng thuốc giảm đau

    Thuốc kháng viêm không kê đơn như ibuprofen và aspirin có thể làm hỏng ống thận. Ống thận đưa chất dinh dưỡng và dịch đã lọc trở lại máu. Dịch và chất thải còn lại trong ống thận trở thành nước tiểu.

    Viêm và giảm lưu lượng máu qua thận xảy ra thường xuyên hơn ở người lớn tuổi hoặc người có bệnh lý nền. Người bị bệnh thận mạn tính nên tránh các thuốc giảm đau này, trừ khi được bác sĩ kê đơn và theo dõi chức năng thận.

    Để giảm tác dụng phụ, hãy dùng thuốc giảm đau trong thời gian ngắn nhất với liều lượng khuyến nghị.

    Uống ít nước

    Nước cần thiết để thận loại bỏ chất thải. Uống ít nước có thể gây tổn thương thận, đặc biệt khi trời nóng. Nước tiểu cô đặc do mất nước có nhiều khoáng chất và chất thải, làm tăng nguy cơ sỏi thậnnhiễm trùng đường tiết niệu, có thể gây hại thận. Một số người mắc bệnh gan hoặc suy tim có thể bị hạn chế dịch.

    Nhưng đối với người bình thường, nên uống từ 1,5 đến 2 lít nước (khoảng 6 đến 8 cốc) mỗi ngày.

    Uống quá nhiều rượu

    Thận điều chỉnh lượng nước trong cơ thể. Rượu bia có thể gây mất nước, làm thay đổi chức năng thận. Uống quá nhiều rượu cũng làm tăng huyết áp, gây hại thận. Rượu bia góp phần gây bệnh gan, khiến thận phải làm việc nhiều hơn.

    NHS khuyên nam và nữ không uống quá 14 đơn vị cồn mỗi tuần (lý tưởng là trải đều trong tuần với một số ngày không uống rượu). Điều này tương đương với một ly rượu vang tiêu chuẩn (2 đơn vị) hoặc một lít bia nhẹ (2 đơn vị) mỗi ngày.


    [​IMG]

    Hình ảnh thận khỏe mạnh ở người bình thường. Ảnh: KUMC


    Hút thuốc lá

    Hút thuốc lá có thể gây ung thư và bệnh tim. Hút thuốc lá cũng gây hại trực tiếp cho thận. Khói thuốc lá chứa các hóa chất độc hại như cadmium, có thể gây hại thận. Hút thuốc lá thúc đẩy stress oxy hóa và có thể làm hẹp mạch máu, gây tổn thương thận. Hút thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh khác có thể gây hại thận, bao gồm tiểu đường và huyết áp cao.

    Không có mức độ hút thuốc lá an toàn, vì vậy tốt nhất là nên bỏ thuốc lá với sự hỗ trợ của chuyên gia y tế.

    Thừa cân

    Chỉ số khối cơ thể (BMI) khỏe mạnh nằm trong khoảng từ 18,5 đến 24,9. BMI trên mức này được coi là thừa cân hoặc béo phì. Tuy nhiên, đây không phải là thước đo duy nhất của việc thừa cân. Vòng eo là thước đo lượng mỡ bụng, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và tiểu đường - hai nguyên nhân phổ biến gây bệnh thận. Béo phì có thể gây hại trực tiếp cho thận bằng cách phá vỡ các hóa chất trong mô mỡ.

    Chế độ ăn uống lành mạnh kết hợp với tập thể dục có thể giúp giảm cân, giữ cho thận khỏe mạnh. Một số nghiên cứu cho thấy hoạt động thể chất làm giảm nguy cơ mắc bệnh thận. Hãy đặt mục tiêu tập thể dục nhịp điệu 30 phút, 5 ngày một tuần.

    Lựa chọn thực phẩm không lành mạnh

    Thực phẩm siêu chế biến (UPF) chứa các thành phần như chất béo, đường, muối và phụ gia, bao gồm màu nhân tạo, hương liệu và chất bảo quản. Ví dụ về UPF bao gồm thịt chế biến sẵn như xúc xích, nước ngọt có ga và bánh mì đóng gói. Những thực phẩm này có liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như béo phì, bệnh tim và tiểu đường type 2. Gần đây, chúng cũng được cho là có liên quan đến bệnh thận.

    Một nghiên cứu ở Mỹ đã theo dõi 14.000 người trưởng thành trong 24 năm. Những người ăn nhiều thực phẩm siêu chế biến có nguy cơ mắc bệnh thận cao hơn 24%. Gần 5.000 người trong số họ đã phát triển bệnh thận mạn tính.

    Chế độ ăn nhiều muối (natri) cũng có thể gây hại, đặc biệt là ở những người đã mắc bệnh thận. Thận lọc nước thừa từ máu, cần sự cân bằng giữa natri và kali. Chế độ ăn nhiều muối phá vỡ sự cân bằng này, làm giảm chức năng thận và gây tăng huyết áp, làm căng thẳng thận và có thể dẫn đến bệnh thận. Nên giới hạn lượng muối mỗi ngày tối đa 6 g hoặc một thìa cà phê.

    Ngủ kém

    Chất lượng và thời lượng giấc ngủ có liên quan đến bệnh thận. Một nghiên cứu cho thấy giấc ngủ kém làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận mạn tính. Ngủ ít hơn 6 giờ hoặc hơn 10 giờ mỗi ngày có thể gây hại cho thận. Giấc ngủ tối ưu là từ 7 đến 9 giờ mỗi đêm đối với hầu hết mọi người.

    Các yếu tố như tuổi tác và tiền sử gia đình nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn, nhưng nhiều thói quen có thể thay đổi để giúp kiểm soát sức khỏe của thận.

    Mỹ Ý (Theo Independent)


    Adblock test (Why?)
    Nguồn: VNExpress​
     
  2. Facebook comment - 7 thói quen tưởng vô hại khiến thận tổn thương

Share This Page