Thiên thạch tạo ra vùng dị thường trọng lực khổng lồ ở Nam Cực

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Apr 12, 2025 at 6:56 PM.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 15)

    Miệng hố Wilkes Land rộng 510 km ở Đông Nam Cực có thể hình thành do thiên thạch cổ đại và là miệng hố va chạm lớn nhất trên Trái Đất.


    [​IMG]

    Miệng hố Wilkes Land trong bản đồ lực hấp dẫn. Ảnh: Klokočník, Kostelecký & Bezděk


    Miệng hố Wilkes Land là một vùng trũng nằm ở lớp đá nền bên dưới thềm băng Đông Nam Cực, có đường kính 510 km. Các nhà nghiên cứu tìm cách lý giải sự tồn tại của nó từ thập niên 1960, bằng chứng gần đây nhất cho thấy miệng hố này ra đời từ vụ va chạm thiên thạch. Miệng hố Wilkes Land được phát hiện lần đầu tiên như một vết lõm khổng lồ ở trường hấp dẫn của Trái Đất. Khảo sát trọng lực và địa chấn trên mặt đất ban đầu chỉ ra miệng hố rộng 240 km nhưng kỹ thuật mới hơn hé lộ nó rộng gấp đôi kích cỡ đó, Live Science hôm 11/4 đưa tin.

    Theo một nghiên cứu năm 2018, miệng hố Wilkes Land nằm ở độ sâu khoảng 1,6 km bên dưới bề mặt thềm băng Nam Cực. Các chuyên gia kiểm tra miệng hố chi tiết hơn so với trước đây và xem xét mối liên hệ tiềm ẩn của nó với miền nam Australia, từng gắn liền với Đông Nam Cực cho tới 35 triệu năm trước. Dù chưa biết chắc nguồn gốc miệng hố, kết quả nghiên cứu xác định sự kiện tạo ra miệng hố nhiều khả năng xảy ra trước khi các lục địa tách rời.

    Giới nghiên cứu đề xuất vài giả thuyết về miệng hố Wilkes Land, bao gồm đây có thể là cấu trúc núi lửa, bồn địa trầm tích, thung lũng bị xói mòn sâu hoặc miệng hố va chạm thiên thạch. Các nhà khoa học sử dụng kỹ thuật viễn thám vệ tinh để lập bản đồ miệng hố và xác định những đặc điểm của nó. Ở chính giữa lỗ hổng trong trường hấp dẫn của Trái Đất, họ tìm thấy vùng dị thường trọng lực dương (lực hấp dẫn ở đó lớn hơn bình thường), với thềm băng lấp đầy khoảng trống xung quanh đỉnh ở trung tâm giống như một chiếc bánh vòng lớn.

    Đỉnh ở trung tâm có thể là cấu trúc mang tên khu vực tập trung khối lượng (mascon). Mascon có thể xảy ra bên trong cấu trúc va chạm thiên thạch do thiên thạch đâm xuyên qua vỏ Trái Đất và ảnh hưởng tới lớp phủ bên dưới. Sau vụ va chạm, lớp phủ có thể đùn lên, tạo ra dị thường trọng lực dương. Miệng hố Wilkes Land và mascon của nó không phải hình tròn hoàn hảo mà có dạng chữ U, chứng minh giả thuyết miệng hố tạo bởi vụ va chạm thiên thạch. Phần phía bắc miệng hố bị đứt đoạn, có thể là kết quả từ những quá trình kiến tạo tách rời Australia và Nam Cực.

    Nếu Wilkes Land là miệng hố va chạm, đây sẽ là miệng hố va chạm lớn nhất từng biết trên Trái Đất xét về mặt kích thước. Đường kính của miệng hố phù hợp với tốc độ và kích thước của những thiên thạch thường xuyên đâm vào Trái Đất ở thời sơ khai cách đây 3,8 - 4,1 tỷ năm.

    An Khang (Theo Live Science)​


    Adblock test (Why?)
    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Thiên thạch tạo ra vùng dị thường trọng lực khổng lồ ở Nam Cực

Share This Page