Thực hư chuyện bà bầu ăn nhiều khó sinh

Discussion in 'Sống khỏe' started by bboy_nonoyes, May 19, 2013.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 376)

    Một thắc mắc mà các thai phụ thường xuyên đặt ra cho bác sĩ là ăn nhiều trong những tháng giữa thai kỳ có dẫn đến tình trạng sinh khó?


    Trên mạng có nhiều tài liệu lan truyền khuyên bà bầu không nên ăn nhiều, vì "mẹ ăn, con bổ" dẫn đến thai nhi phát triển to xác, mẹ bị béo phì, khi sinh nở sẽ khó khăn. Song các nhà khoa học cho rằng, những lời khuyên trên là không có cơ sở khoa học.

    [​IMG]
    Ảnh minh họa.

    Trong những năm đầu thế kỷ 20, nhiều bác sĩ sản khoa tin rằng tăng cân ít hơn 9 kg trong suốt thai kỳ giúp bà bầu giảm bệnh cao huyết áp. Từ năm 1993, nhóm nghiên cứu của bác sĩ Gadsby (Mỹ) đã ghi nhận đến hơn 90% thai phụ có triệu chứng buồn nôn hay nôn trong những tháng đầu của thai kỳ, trong đó 1-3% nôn nhiều đến mức sụt cân, dẫn đến những rối loạn cơ thể nghiêm trọng. Tình trạng này gây ra nhiều ảnh hưởng bất lợi cho sức khỏe bà bầu cũng như sự phát triển của thai nhi.

    Trên thực tế rất ít thai phụ lên cân trong 3 tháng đầu thai kỳ. Chính vì vậy, dinh dưỡng đầy đủ trong những tháng giữa thai kỳ có vai trò giúp bà bầu hồi phục sức lực, tạo điều kiện cho thai nhi phát triển tốt. Nếu giới hạn không cho thai phụ nạp đủ dinh dưỡng trong thời kỳ này, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Điều này được khẳng định trong nhiều nghiên cứu khoa học thế giới.

    Những nghiên cứu của các nhóm bác sĩ Abrams (năm 1995), Hickey (năm 1995) và Siega-Riz (năm 1994) nhận thấy bà bầu lên cân ít dễ bị sinh non hoặc thai nhẹ cân hơn so với con của thai phụ tăng cân đủ trong thai kỳ. Nhiều nghiên cứu thực nghiệm trên thú vật ghi nhận có những tổn thương não bộ của thai nhi nếu để cho thú mẹ nhịn đói khi mang thai.

    Nên tăng cân trong giới hạn được khuyến cáo

    Với sự phát triển của khoa học, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy việc giới hạn chế độ ăn một cách thái quá trong thai kỳ là lợi bất cập hại. Những kết quả nghiên cứu hiện đại này đi ngược lại với quan điểm "truyền thống" từ đầu thế kỷ 20 đến nay.

    Theo đó, những thai phụ có cân nặng trước sinh trong giới hạn bình thường được khuyến cáo nên tăng từ 9 đến 12 kg trong thai kỳ. Thai phụ tăng cân quá mức trong thai kỳ nhiều khả năng sinh bé nặng cân và có nguy cơ mổ sinh cao hơn những thai phụ bình thường. Song các nhà khoa học nhận thấy không thấy có mối liên quan nào giữa thời điểm tăng cân nhiều, tức là tăng vào ba tháng đầu, giữa hay cuối thai kỳ, với nguy cơ gia tăng tỷ lệ mổ sinh.

    Tăng cân trong giới hạn đã khuyến cáo được đánh giá là giảm nguy cơ xảy ra những biến chứng của thai kỳ. Việc hạn chế ăn uống quá mức hay ăn quá nhiều đều có thể làm gia tăng nguy cơ lúc sinh. Đặc biệt, việc kiêng cữ ăn uống quá mức của thai phụ trong ba tháng giữa thai kỳ vừa không giúp thai phụ hồi phục sức lực sau quá trình nghén trong những tháng đầu, vừa ảnh hưởng xấu đến tình trạng thai nhi.

    Theo Tiền Phong

    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Thực hư chuyện bà bầu ăn nhiều khó sinh

Share This Page