Đau bụng

Discussion in 'Sống khỏe' started by Robot Siêu Nhân, Feb 5, 2025 at 9:10 AM.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 26)

    [​IMG]

    Đau bụng là cảm giác khó chịu ở vùng bụng, đa phần không nguy hiểm, tự biến mất nhưng đôi khi có thể là dấu hiệu của bệnh cần được điều trị sớm.


    Đau bụng là tình trạng không hiếm gặp, có thể xảy ra ở mọi người, ở nhiều thời điểm khác nhau.

    Phân loại

    Phân loại đau bụng thường tùy thuộc vào tốc độ cơn đau bắt đầu và kéo dài bao lâu.

    • Cấp tính

    Đau bụng cấp tính bắt đầu sau vài giờ hoặc vài ngày và có thể đi kèm với các triệu chứng khác. Đa phần trường hợp này thường ít nguy hiểm, có thể khỏi sau vài ngày nhưng đôi khi nó đau dữ dội đột ngột, cần cấp cứu, chẳng hạn như viêm ruột thừa.

    • Mạn tính

    Loại đau này kéo dài từ 3 tháng trở lên, có thể tự khỏi. Đau bụng mạn tính có thể xảy ra cùng với các triệu chứng khác. Những triệu chứng này tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra cơn đau. Người mắc bệnh viêm đường ruột như Crohn, sẽ kèm theo tiêu chảy mạn tính ngoài đau bụng.

    • Tiến triển

    Loại đau bụng này trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian. Các triệu chứng khác thường phát triển cùng với cơn đau. Chúng phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra cơn đau. Đó thường là dấu hiệu của một căn bệnh nghiêm trọng, bao gồm bệnh Crohn và các loại ung thư khác.

    • Đau bụng từng cơn

    Người bệnh sẽ đau bụng theo từng đợt, sau đó giảm dần và lại bắt đầu đột ngột. Loại này thường cảnh báo tình trạng nghiêm trọng, chẳng hạn sỏi thận, là thủ phạm phổ biến.

    • Đau bụng tái phát

    Trường hợp này xảy ra khi gặp ít nhất ba cơn đau bụng trong vòng ba tháng và khiến người bệnh không thể thực hiện các hoạt động hàng ngày.

    Nguyên nhân và triệu chứng

    Đau do vấn đề tiêu hóa:

    • Khó tiêu
    • Đau khí
    • Táo bón
    • Tiêu chảy
    • Một số dị ứng thực phẩm và nhạy cảm
    • Ngộ độc thực phẩm

    Đau do viêm do:

    • Cúm dạ dày hoặc viêm dạ dày ruột do virus
    • Bệnh loét dạ dày tá tràng
    • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), còn gọi là trào ngược axit mạn tính
    • Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI)

    Đau ở phái đẹp liên quan đến vấn đề sinh sản:

    • Đau bụng kinh
    • Đau do rụng trứng

    Các nguyên nhân ít phổ biến nhưng nghiêm trọng hơn:

    • Viêm ruột thừa
    • Viêm túi thừa
    • Sỏi mật
    • Viêm túi mật
    • Viêm gan do rượu, nhiễm độc, virus, chuyển hóa và tự miễn
    • Một số loại ung thư, bao gồm ung thư dạ dày, túi mật, tuyến tụy, đại tràng, buồng trứng, tử cung và gan
    • Các vấn đề về ống mật, chẳng hạn như ung thư, sỏi và hẹp
    • Sỏi thận
    • Nhiễm trùng thận
    • Loét, chẳng hạn như loét dạ dày và loét tá tràng
    • Viêm tụy hoặc tuyến tụy bị viêm
    • Viêm dạ dày hoặc viêm niêm mạc dạ dày
    • Hội chứng ruột kích thích
    • Các bệnh viêm ruột bao gồm bệnh Crohn và viêm loét đại tràng
    • Tắc ruột
    • Phình động mạch chủ bụng
    • Thoát vị
    • Đau tim
    • Đau thắt ngực
    • Thuyên tắc phổi
    • Viêm phổi
    • Lưu lượng máu đến ruột thấp do mạch máu bị tắc nghẽn, gọi là thiếu máu cục bộ mạc treo
    • Mang thai ngoài tử cung

    Đau bụng sau khi ăn:

    • Khó tiêu do ăn quá nhiều, quá nhanh hoặc thức ăn giàu chất béo. Người bệnh có thể đau ở vùng bụng giữa và trên, cảm giác nóng rát, no sớm, đầy hơi, táo bón và buồn nôn.
    • Thực phẩm giàu chất xơ có thể gây đầy hơi. Nhiễm trùng và các tình trạng tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích và không dung nạp lactose cũng có thể khiến bạn đầy hơi.
    • Táo bón do tiêu thụ nhiều phô mai hoặc sữa, chế độ ăn uống quá ít chất xơ và không uống đủ nước.
    • Tiêu chảy sau khi ăn có thể do ngộ độc thực phẩm. Các nguyên nhân khác bao gồm không dung nạp lactose, bệnh celiac và nhạy cảm với chất ngọt, chẳng hạn như mật ong, có chứa fructose.
    • Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi bạn ăn thực phẩm bị nhiễm một số sinh vật độc hại, bao gồm vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng hoặc virus.

    Đau bụng tái phát:

    • Đau bụng tái phát có cảm giác khác nhau ở mỗi người. Cơn đau có thể bắt đầu và dừng lại hoặc kéo dài. Một số người gặp cơn đau âm ỉ ở bụng trong khi số khác bị chuột rút dữ dội. Ngoài đau đớn, nó có thể gây tiêu chảy hoặc nôn mửa.

    Vị trí cơn đau

    Đau bụng bên trái:

    • Hội chứng ruột kích thích
    • Viêm túi thừa đại tràng
    • Viêm tuyến tụy
    • Ung thư tuyến tụy
    • Lá lách to, được gọi là lách to
    • Viêm niêm mạc dạ dày, gọi là viêm dạ dày
    • Loét dạ dày
    • Trào ngược mật
    • Ung thư dạ dày
    • Nhiễm trùng thận
    • Sỏi thận

    Đau bụng bên phải:

    • Viêm ruột thừa hoặc trường hợp hiếm là ung thư ruột thừa
    • Viêm gan do rượu, nhiễm độc, do virus, chuyển hóa và tự miễn
    • Sỏi mật
    • Bệnh gan, bao gồm cả ung thư gan
    • Ung thư túi mật
    • Viêm túi mật
    • Nhiễm trùng thận
    • Sỏi thận
    • Loét tá tràng
    • Tắc ruột lớn

    Trường hợp nguy hiểm

    Hầu hết đau bụng thường không nghiêm trọng và sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, cơn đau dai dẳng, dữ dội và không rõ nguyên nhân có thể cần được điều trị. Khi bạn có những triệu chứng sau ngoài đau bụng, cần đi khám ngay:

    • Sốt dai dẳng
    • Buồn nôn hoặc nôn dai dẳng
    • Máu trong phân, nước tiểu hoặc chất nôn
    • Bụng sưng và đau khi chạm vào
    • Vàng mắt và da
    • Đau ở nơi khác trên cơ thể bạn
    • Hụt hơi
    • Các triệu chứng xấu đi khi gắng sức

    Bảo Bảo (Theo WebMD)


    Adblock test (Why?)
    Nguồn: VNExpress​
     
  2. Facebook comment - Đau bụng

Share This Page