Tại sao axit dạ dày không phá hủy các mô?

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Jan 12, 2025.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 31)

    Dù có tính ăn mòn cao, axit dạ dày không thể phá hủy các mô trong cơ thể do bị ngăn cản bởi lượng lớn chất nhầy.


    [​IMG]

    Dạ dày chứa axit có tính ăn mòn cao giúp tiêu hóa thức ăn. Ảnh: Adobe


    Dạ dày chứa axit hydrochloric, một hợp chất hóa học có tính ăn mòn cao, có thể hòa tan một số kim loại. Mục đích của nó là tạo ra môi trường lý tưởng cho enzyme tiêu hóa phân hủy thức ăn và tiêu diệt vi khuẩn. Tuy nhiên, dù rất mạnh, loại axit này không phá hủy mô trong cơ thể, theo IFL Science.

    Nhờ lượng lớn dịch nhầy, các mô không bị phá hủy bởi axit. Dịch nhầy đó hình thành từ những glycoprotein lớn gọi là mucin có phân tử đường gắn liền với chúng như N-acetylglucosamine và axit sialic, giúp chất nhầy trở nên trơn trượt và không bị tiêu hóa. Mucin tụ lại với nhau tạo thành hai dạng chất nhầy trong dạ dày: một loại dày và dính gắn cố định vào thành dạ dày, loại còn lại lỏng hơn giống gel trượt đi xung quanh. Chính lớp lỏng hơn này là nơi lợi khuẩn tạo thành hệ vi sinh đường ruột sinh sống.

    Nếu có cơ hội, axit dạ dày sẽ phá hủy chính những mô trong cơ thể. Nó được giải phóng bởi vách nép bên trong những nếp gấp dọc niêm mạc dạ dày. Khi phun ra, độ pH của axit chỉ ở mức 0,8. Axit trộn lẫn với những dịch tiết khác của dạ dày khiến độ pH tăng lên mức 1 - 3, theo Viện giải phẫu học người. Tất cả chất nhầy đóng vai trò như rào cản vật lý ngăn axit tách khỏi thành dạ dày. Không chỉ trở thành rào cản, chất nhầy còn chứa bicarbonate có thể trung hòa axit. Đó là lý do nhiều thuốc chữa ợ nóng chứa bicarbonate bởi tác dụng của nó trong xử lý axit dạ dày trào ngược lên thực quản.

    Tuy nhiên, một số loại ký sinh trùng và vi khuẩn có thể làm suy yếu rào cản chất nhầy. Khi điều này xảy ra, vi khuẩn có thể xâm nhập vào mô dạ dày, góp phần dẫn tới viêm dạ dày và nhiều loại bệnh khác. Một số chứng viêm loét nghiêm trọng nhất có thể gây chảy máu trong khi hình thành ở vị trí mạch máu. Nếu quá nặng, chỗ loét có thể làm thủng dạ dày khi axit rò rỉ vào ổ bụng. Biến chứng nghiêm trọng này của bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng là một trường hợp cần cấp cứu.

    An Khang (Theo IFL Science)​


    Adblock test (Why?)
    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Tại sao axit dạ dày không phá hủy các mô?

Share This Page