Bệnh viện 'sạch' nhờ chuyển đổi số

Discussion in 'Sống khỏe' started by Robot Siêu Nhân, Dec 4, 2024.

  1. Robot Siêu Nhân

    Robot Siêu Nhân Moderator

    (Lượt xem: 62)

    Mỗi năm, nhiều bệnh viện tại Quảng Ninh mất hàng tỷ đồng để in phim, nước rửa phim thải ra gây ô nhiễm, nay nhờ chuyển đổi số đã tiết kiệm chi phí, giảm chất thải nhựa.


    Ngày 4/12, báo cáo với đoàn công tác Bộ Y tế, ông Nguyễn Bá Việt, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh, cho biết nơi này hiện đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin đồng bộ đạt mức 6/7 - theo nhóm tiêu chí hạ tầng của Bộ Y tế. Bệnh viện cũng sử dụng bệnh án điện tử và nhiều hệ thống như lưu trữ truyền tải hình ảnh y khoa (PACS),... giúp giảm thiểu sai sót trong khâu nhập liệu, phối hợp thanh quyết toán bảo hiểm y tế, góp phần minh bạch hóa mọi hoạt động khám chữa bệnh.

    "Đặc biệt, việc chuyển đổi số y tế, bỏ hồ sơ giấy, không in phim, đơn thuốc điện tử, giúp bệnh viện tiết kiệm được hàng tỷ đồng và giảm thải chất thải nhựa, bảo vệ môi trường", ông Việt nói.

    Như tại Khoa Chẩn đoán hình ảnh, BSCKI Ngô Quang Chức, Trưởng khoa Chẩn đoán, cho biết trước đây, mỗi tháng, nơi này chụp chiếu, in ra khoảng 3.000 phim. Việc xử lý nước rửa phim rất phức tạp bởi có chứa chì, nếu không kiểm soát tốt sẽ gây nhiễm độc, ô nhiễm môi trường xung quanh. Nay, khi bệnh nhân vào chụp chiếu, kết quả sẽ được chuyển đến số điện thoại của người bệnh, không cần chờ lấy phim, vừa thuận tiện trong khám chữa bệnh, vừa tiết kiệm chi phí cho bệnh viện, đồng thời giữ môi trường xanh sạch đẹp.

    Ngoài ra, ở thời kỳ sử dụng hồ sơ giấy, bệnh viện phải bố trí kho để lưu trữ hồ sơ, dữ liệu bệnh nhân, kéo dài hàng chục năm. Nay, sử dụng hồ sơ bệnh án điện tử giúp bệnh viện dễ dàng quản lý, giảm thiểu chất thải y tế, đảm bảo tiêu chí sạch, bảo vệ cảnh quan.


    [​IMG]

    Bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh chụp CT cho bệnh nhân. Ảnh: Lê Nga


    Theo Bộ Y tế, vài năm trước, chi phí để mua phim chụp mỗi năm của các bệnh viện ở Việt Nam là khoảng 2.000 tỷ đồng. PGS.TS Trần Quý Tường, Chủ tịch Hội Tin học y tế Việt Nam, cho hay với phần mềm PACS khi ứng dụng ở nước ta, chi phí chỉ bằng 50% giá trị phim. PACS nếu được triển khai đồng bộ không chỉ giúp các cơ sở y tế tiết kiệm, nâng cao chất lượng chẩn đoán mà còn bảo vệ môi trường vì không phải in phim.

    Lãnh đạo Cục Quản lý môi trường Y tế (Bộ Y tế) cũng nhìn nhận việc chuyển đổi số y tế đã mang lại nhiều lợi ích, thuận tiện trong khám chữa bệnh, ngăn rác thải nhựa, giúp môi trường bệnh viện sạch sẽ, tránh nhiễm khuẩn. Vì vậy, Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị đẩy nhanh chuyển đổi số trong y tế theo đúng lộ trình đặt ra, tuân thủ mục tiêu chuyển đổi số quốc gia.

    Thống kê của Bộ Y tế Việt Nam có khoảng 1.500 bệnh viện công lập, hơn 380 bệnh viện tư nhân, gần 70.000 phòng khám tư. Theo yêu cầu trong Thông tư 46/2018 của Bộ Y tế, đến hết năm 2023 tất cả bệnh viện hạng I phải triển khai bệnh án điện tử. Đến nay chỉ mới có hơn 100 bệnh viện công bố chuyển dùng loại hình bệnh án này.


    [​IMG]

    Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí sử dụng thiết bị hấp chất thải y tế. Ảnh: Lê Nga


    Để bảo vệ cảnh quan, ngoài chuyển đổi số, các bệnh viện cũng chú ý quản lý chất thải y tế. Như Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí sử dụng thiết bị hấp chất thải lây nhiễm. Chất thải nhựa sau khi hấp trở thành chất thải nhựa thông thường, có thể sử dụng tái chế thành cảm sản phẩm khác. Kỹ thuật này không phát sinh khói bụi, các chất khí độc hại ra ngoài môi trường so với phương pháp đốt. Bệnh viện cũng đầu tư trồng cây phủ xanh bệnh viện chống ô nhiễm không khí.

    Lê Nga


    Adblock test (Why?)
    Nguồn: VNExpress​
     
  2. Facebook comment - Bệnh viện 'sạch' nhờ chuyển đổi số

Share This Page