Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles. Viên đá quý cấu tạo từ khoáng chất kyawthuite. Ảnh: Mindat Mẫu vật kyawthuite được thu thập gần Mogok, Myanmar và công nhận năm 2015 bởi Hiệp hội Khoáng vật Quốc tế (IMA). Sau khi thu thập mẫu vật khoáng chất từ thung lũng Chaung-gyi, các chuyên gia cắt nó thành viên đá quý 1,61 carat để nghiên cứu. Quá trình nghiên cứu hé lộ nhiều khả năng nó hình thành sâu trong lòng đất ở dạng đá pegmatite, có cấu trúc bất đối xứng với độ cứng trên thang Mohs là 5,5, theo IFL Science. Độ cứng và độ bền là hai đặc điểm khác nhau của đá quý. Độ cứng chỉ khả năng chịu xước trong khi độ bền liên quan tới khả năng chịu vỡ. Các khoáng chất chứa đá quý là kết quả từ hoạt động liên tục của Trái Đất. Chính quá trình va chạm, tan vỡ, nóng lên và nguội đi của những mảng kiến tạo cung cấp điều kiện hình thành đá quý. Tuy kyawthuite chỉ có một mẫu vật duy nhất, khả năng điều kiện chính xác để loại đá này xuất hiện chỉ tồn tại ở một nơi rất thấp. Ngay cả như vậy, mẫu vật ít nhất có thể vỡ thành vài mảnh. Tại sao kyawthuite hiếm đến vậy? Công thức hóa học của kyawthuite là Bi3 (bismuth)+Sb5 (antimony)+O4 (oxy) với lượng rất nhỏ tantalum. Cả bismuth và antimony đều là kim loại hiếm nhưng không phải quá hiếm. Có nhiều bismuth trong vỏ Trái Đất hơn vàng còn antimony dồi dào hơn bạc. Oxy là nguyên tố dồi dào nhất trong vỏ Trái Đất, vì vậy độ hiếm quý của kyawthuite đến từ cách nó hình thành thay vì độ khan hiếm của thành phần cấu tạo. Myanmar là quê hương của nhiều khoáng chất hiếm, bao gồm ngọc cẩm thạch và khoáng chất hiếm thứ hai trên thế giới là painite. Ngoài chúng, khoáng chất borate cũng chỉ được biết tới qua vài mẫu vật, có màu đỏ sậm và được phát hiện lần đầu tiên bởi nhà khoáng chất học người Anh là Arthur Pain. An Khang (Theo IFL Science) Adblock test (Why?)Nguồn VNExpress