Thảm họa kép khiến khủng long tuyệt chủng

Discussion in 'Khám phá - Phát minh' started by bboy_nonoyes, Oct 6, 2024.

  1. bboy_nonoyes

    bboy_nonoyes Administrator Staff Member

    (Lượt xem: 45)

    Niên đại tương đồng của hai miệng hố khổng lồ hé lộ có hai tiểu hành tinh liên quan tới sự tuyệt chủng của khủng long.

    [​IMG]

    Mô phỏng tiểu hành tinh rơi xuống Trái Đất ở thời kỳ khủng long. Ảnh: BBC


    Các nhà khoa học xác nhận tiểu hành tinh khổng lồ đâm vào Trái Đất và xóa sổ khủng long cách đây 66 triệu năm không đơn độc. Một thiên thạch thứ hai nhỏ hơn rơi xuống vùng biển ngoài khơi Tây Phi, tạo ra miệng hố lớn ở cùng thời kỳ. Đây là một "sự kiện thảm họa", tạo ra sóng thần cao ít nhất 800 m quét qua Đại Tây Dương, BBC hôm 3/10 đưa tin.

    Tiến sĩ Uisdean Nicholson đến từ Đại học Heriot-Watt lần đầu tiên tìm thấy miệng hố Nadir năm 2022, nhưng không chắc chắn nó thực sự hình thành như thế nào. Giờ đây, Nicholson và đồng nghiệp chắc chắn vùng trũng 9 km gây ra bởi một tiểu hành tinh đâm xuống đáy biển. Họ chưa thể tìm ra niên đại chính xác của sự kiện, hoặc kết luận nó diễn ra trước hay sau tiểu hành tinh gây ra miệng hố Chicxulub rộng 180 km ở Mexico và kết thúc thời kỳ thống trị của khủng long. Nhưng tiểu hành tinh nhỏ hơn cũng xuất hiện cuối kỷ Phấn trắng khi khủng long tuyệt chủng. Trong lúc rơi qua khí quyển Trái Đất, nó tạo ra một quả cầu lửa.

    "Hãy tưởng tượng tiểu hành tinh đâm vào Glasgow và bạn đang ở Edinburgh cách đó 50 km. Cầu lửa sẽ lớn gấp khoảng 24 lần kích cỡ Mặt Trời trên bầu trời, đủ để thiêu rụi cây cối ở Edinburgh", Nicholson giải thích.

    Một luồng khí mạnh cực ầm ỹ hình thành sau đó, tiếp theo là rung chấn cỡ động đất độ 7. Lượng nước khổng lồ có thể bị đẩy khỏi đáy biển, rồi rơi ngược trở lại tạo ra dấu vết độc đáo. Việc hai tiểu hành tinh lớn như vậy trong hệ Mặt Trời lần lượt đâm vào Trái Đất trong thời gian ngắn khá bất thường nhưng nhóm nghiên cứu chưa biết rõ nguyên nhân.

    Tiểu hành tinh tạo ra miệng hố Nadir rộng 450 - 500 m. Các nhà khoa học cho rằng nó đâm vào Trái Đất ở tốc độ khoảng 72.000 km/h. Sự kiện có quy mô gần với nó nhất xảy ra năm 1908 khi tiểu hành tinh 50 m phát nổ trên bầu trời Siberia. Tiểu hành tinh Nadir lớn cỡ Bennu, hiện nay là vật thể nguy hiểm nhất bay gần Trái Đất. Giới khoa học ước tính thời gian Bennu có thể đâm vào Trái Đất là ngày 24/9/2182, theo NASA, nhưng nguy cơ chỉ ở mức 1/2.700.

    Chưa bao giờ có vụ va chạm tiểu hành tinh lớn cỡ này trong lịch sử nhân loại và những nhà nghiên cứu thường phải xem xét miệng hố xói mòn trên Trái Đất hoặc hành tinh khác. Để tìm hiểu kỹ hơn miệng hố Nadir, Nicholson và cộng sự phân tích dữ liệu 3D độ phân giải cao từ một công ty địa vật lý tên TGS. Phần lớn miệng hố bị xói mòn nhưng miệng hố này được bảo quản tốt, cho phép họ xem xét kỹ từng lớp đá.

    An Khang (Theo BBC)​


    Adblock test (Why?)
    Nguồn VNExpress
     
  2. Facebook comment - Thảm họa kép khiến khủng long tuyệt chủng

Share This Page