Nhiều người dùng TikTok chia sẻ về mẹo chăm sóc giấc ngủ mới, quấn mình trong chăn trước khi đi ngủ như trẻ sơ sinh, song chuyên gia đánh giá chưa có bằng chứng khoa học. Người dùng TikTok đang phát cuồng với xu hướng chăm sóc giấc ngủ mới, bằng cách quấn mình trong một tấm vải trước khi đi ngủ, giống như cách quấn một em bé. Theo đó, phương pháp này được áp dụng bằng cách quấn từ đầu đến chân, nằm ở tư thế bào thai và được nhẹ nhàng đu đưa hoặc lăn tròn. Ý tưởng này được cho là bắt nguồn từ Nhật Bản, như một phần của phương pháp trị liệu truyền thống Otonamaki. Otonamaki, có nghĩa là "quấn người lớn", thường là từ đầu đến chân, bằng một mảnh vải lớn. Người ta cho rằng bài tập này có tác dụng giảm cứng cơ và cải thiện độ linh hoạt. Trên TikTok, hàng trăm video với hình ảnh những phụ nữ trẻ tự quấn mình bằng lớp vải co giãn trước khi lên giường. Một người dùng cho biết chăn quấn của cô ấy là "giải pháp cho nhiều năm gặp vấn đề về giấc ngủ và mất ngủ". Với những người ủng hộ trào lưu, ngủ theo cách này mang lại một số lợi ích cho sức khỏe, bao gồm giảm lo lắng, cải thiện tư thế và giúp giấc ngủ ngon hơn. Họ cho rằng phương pháp quấn này được cho là có lợi do các nguyên tắc về áp lực tiếp xúc sâu (DTP), giúp thư giãn bằng cách kích thích các thụ thể cảm giác ở các lớp sâu của da. Điều này được cho là tạo ra cảm giác bình tĩnh thông qua lực nén nhẹ nhàng, thay vì chỉ dựa vào trọng lượng. Ảnh chụp màn hình một người dùng TikTok quấn quanh người trước khi ngủ. Ảnh: TikTok Tiến sĩ Stacey Reynolds, một chuyên gia về DTP tại Đại học Virginia Commonwealth, cảnh báo rằng vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào cho kỹ thuật này. "Liệu cách làm này có thực sự giúp bạn ngủ ngon hơn vào ban đêm hay không vẫn chưa được khoa học xác nhận đầy đủ", cô lý giải. Tuy nhiên, có một số bằng chứng từ các nghiên cứu nhỏ cho thấy chăn có trọng lượng - chăn có lớp lông dày hơn - có thể giúp bạn có giấc ngủ thư giãn hơn vào ban đêm. Một đánh giá nghiên cứu năm 2020 đã tìm thấy một số bằng chứng cho thấy việc sử dụng chăn có trọng lượng có thể làm giảm lo lắng. Mỹ Ý (Theo Daily Mail) Adblock test (Why?) Nguồn: VNExpress